Bàn giải pháp kết nối, tiêu thụ nông sản tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Mê Linh
Chung tay “giải cứu” nông sản tỉnh Hải Dương Thấm đậm tình người Thủ đô Giải cứu nông sản nhưng vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch |
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, tính đến ngày 25/02/2021, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân 2021 trên địa bàn huyện khoảng 5.900ha, trong đó: cây lúa 3.800ha, cây rau các loại khoảng 355ha trồng tập trung chủ yếu ở các xã Tiền Phong, Tiến Thắng, Văn Khê, Tráng Việt, Thanh Lâm; hoa các loại khoảng 670ha, trồng tập trung tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Thanh Lâm, Đại Thịnh; cây trồng khác khoảng 1.100ha. Ngoài ra, diện tích rau các loại vụ đông năm 2020 đang trong giai đoạn thu hoạch khoảng 700ha, sản lượng khoảng 14.500 tấn.
Điều kiện thời tiết thuận lợi nên năng suất sản lượng rau củ, quả cao, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tiêu thụ chậm, đến thời điểm này, huyện còn khoảng 600 tấn củ cải cần tiêu thụ. Trước tình hình đó, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ bà con nông dân và không có câu chuyện thừa hay cần phải giải cứu...
Đoàn công tác nắm thông tin sản xuất tại huyện Mê Linh |
Vì vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh kiến nghị Sở Công Thương tiếp tục giới thiệu các đơn vị thu mua, các đơn vị thiện nguyện, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố xây dựng các điểm hỗ trợ tiêu thụ, giúp đỡ huyện giải quyết đầu ra cho sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn huyện để vận động nhân dân phục hồi sản xuất. Đồng thời, kiến nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với huyện làm việc với các cơ quan báo chí nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản của huyện.
Phát biểu tại buổi làm việc, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, do dịch bệnh Covid-19 và hệ thống bếp ăn của các trường học chưa hoạt động nên ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm rau, quả trên địa bàn. Sở Công thương đã đề nghị các hệ thống phân phối đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho xã Tráng Việt nói riêng và huyện Mê Linh nói chung để địa phương kịp thời chuẩn bị điều kiện gieo trồng cho vụ sau. Đồng thời, xây dựng hệ thống phân phối thu mua ổn định lâu dài nhằm giúp đỡ bà con nông dân và đến thời điểm này, các hệ thống phân phối đã sẵn sàng đồng hành cùng các địa phương đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương cũng đề nghị địa phương thu hoạch đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm, đối với những sản phẩm không đạt phải tiêu huỷ theo đúng quy trình, tránh trường hợp vứt bỏ giữa cánh đồng gây hiểu lầm trong dư luận nhân dân.
Trong công tác thông tin tuyên truyền, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thị Mai Hương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Công thương, huyện Mê Linh chỉ đạo, hướng dẫn thông tin tuyên truyền chính xác để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm...
Tại quận Bắc Từ Liêm, bà Lê Thị Thu Hương – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm cho biết, thời điểm này trên địa bàn quận đang tiêu thụ 2 mặt hàng nông sản chính là hành lá và hoa. Cả 2 mặt hàng này đều đang được các thương lái thu mua với mức giá 2.500 đồng – 3.000 đồng/kg hành lá; 20.000 đồng/cành hoa ly và không có tình trạng ùn ứ, không tiêu thụ được.
Liên quan đến thông tin báo chí phản ánh về việc người dân trên địa bàn phường Liên Mạc gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hành lá, bà Hương cho biết, có tình trạng việc tiêu thụ hành lá của người dân ở khoảng thời gian sau Tết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã chủ động liên hệ với các thương lái để thu mua và tiêu thụ hành cho người dân.
Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc với quận Bắc Từ Liêm |
“Trung bình mỗi ngày các thương lái thu mua được từ 5 – 10 tấn hành lá, ước tính sản lượng hành lá còn lại trên địa bàn phường Liên Mạc còn khoảng 50 tấn. Với tốc độ thu mua như hiện nay thì dự kiến trong 5 – 7 ngày, toàn bộ hành lá trên địa bàn phường sẽ được thu mua và tiêu thụ hết” – bà Hương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo bà Hương, mức giá bán hành lá và hoa của người dân còn thấp. Vì vậy, quận Bắc Từ Liêm đề xuất các đơn vị hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm để bà con nông dân bán được sản phẩm với giá cao hơn; Thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị nông sản, ổn định đầu ra cho sản phẩm.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường đề nghị quận Bắc Từ Liêm định hướng cho bà con nông dân liên kết trong sản xuất, đồng thời chú trọng xây dựng nhãn hiệu đối với mặt hàng hoa và xây dựng dự án phát triển làng nghề trồng hoa ở Tây Tựu để thúc đẩy sản xuất và phát triển du lịch.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thị Mai Hương đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí hỗ trợ tuyên truyền để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiêu thụ được nông sản với mức giá hợp lý.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động của quận Bắc Từ Liêm trong việc chủ động kết nối, hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản một cách bình thường.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đề nghị quận Bắc Từ Liêm tiếp tục có giải pháp để đẩy giá bán nông sản cho bà con nông dân, đồng thời cung cấp thông tin về sản phẩm hoa ly và hành lá cho Sở Công Thương để đơn vị cung cấp cho các chợ đầu mối, các cơ sở chế biến nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Về lâu dài, quận Bắc Từ Liêm cần có giải pháp nắm tình hình cung cầu thị trường, đặt ra những kịch bản trong thời điểm dịch Covid-19 diễn ra và chủ động kết nối với các đơn vị phân phối, chế biến, chợ để liên kết, tiêu thụ sản phẩm giúp bà con nông dân.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị quận Bắc Từ Liêm cần chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết đến và nâng cao giá trị sản phẩm. Cần tính toán đến trường hợp những mặt hàng khó tiêu thụ thì giảm sản xuất để chuyển đổi sang những mặt hàng dễ tiêu thụ hơn. Đồng thời, kết hợp sản xuất với hình thức du lịch để tăng thu nhập cho bà con, phát triển thương mại du lịch trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20