Giải cứu nông sản nhưng vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch
Nhiều siêu thị Hà Nội "giải cứu" nông sản các vùng dịch Chung tay giải cứu nông sản giúp đỡ bà con vùng dịch Hà Nội nỗ lực chung tay “giải cứu” nông sản cho nông dân Hải Dương |
Theo ghi nhận của phóng viên, trên một số tuyến đường, tiêu biểu như Trần Phú (quận Hà Đông); Hoàng Cầu (quận Đống Đa); Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy),… vài ngày gần đây liên tục có những điểm giải cứu nông sản cho người dân ở vùng dịch Hải Dương. Trước sự chung sức của cộng đồng, hàng trăm tấn nông sản đã được tiêu thụ trong vài ngày qua.
Điểm giải cứu nông sản của Tổng Công ty Du lịch đảm bảo tốt công tác phòng dịch. (Ảnh: TĐHN) |
Cũng theo ghi nhận, tại một số điểm bán hàng giải cứu nông sản, tiêu biểu như Tổng Công ty Du lịch, các tình nguyện viên của Tổng công ty đều được trang bị các thiết bị phòng dịch như khẩu trang, dung dịch khử khuẩn, bao tay, đảm bảo khoảng cách giữa khách hàng trong công tác phòng dịch.
Tuy nhiên, vẫn có một số điểm, do lượng người tập trung quá đông, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch khiến cơ quan chức năng thường xuyên phải tiến hành can thiệp, thông báo cho người dân tránh tập trung đông người.
Tối ngày 23/2, trực tiếp có mặt tại một điểm giải cứu nông sản trên đường Xuân La (quận Tây Hồ), chúng tôi thấy khá đông người dân tập trung tại đây. Không chỉ đến thu mua, nhiều người còn hăng hái phụ giúp tài xế trong việc bốc vác rau củ, sắp xếp để việc mua bán được diễn ra nhanh chóng.
Điểm giải cứu nông sản ở đường Xuân La (tối 23/2), khá đông người. Thiết nghĩ, các đội thiện nguyện nên nhắc nhở mọi người thực hiện giãn cách theo quy định mà vẫn giải cứu được nông sản giúp bà con. (Ảnh: Lê Hà) |
Tại đây, chị Nguyễn Mai Hương, một khách mua hàng cho biết, những ngày này chị cũng thường xuyên ghé vào điểm giải cứu nông sản để mua các loại rau củ quả về cho gia đình. Tuy nhiên, chị Hương cũng chia sẻ mua xong là chị nhanh chóng rời đi vì thấy một số điểm giải cứu nông sản người dân tập trung khá đông. "Dù mọi người đều đeo khẩu trang nhưng tôi vẫn thấy lo ngại vì chưa thực hiện đúng theo thông điệp 5K của Bộ Y tế", chị Hương nói.
Chia sẻ về việc thường xuyên mua nông sản cho người dân vùng dịch, chị Hương và một số người khác cho biết, đây là hành động nhân văn, thể hiện được truyền thống "tương thân tương ái" của người Việt Nam và cũng trên tình thần "Hà Nội vì cả nước".
Bác sĩ Nguyễn Thành Vinh (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, trong thời điểm này, mọi người dân vẫn cần phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế) của Bộ Y tế để tránh nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng. |
Tuy nhiên, chị Hương và một số người cũng bày tỏ sự lo lắng trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn khá phức tạp, việc tập trung đông người là không nên, các tổ chức thiện nguyện nên triển khai kế hoạch hoạt động cụ thể, lựa chọn những điểm mua bán phù hợp hơn.
"Vẫn biết đây là hành động đẹp nhưng nếu không đảm bảo công tác phòng dịch thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Không thể tưởng tượng được nếu F1, F2 xuất hiện trong đám đông", anh Trung, một người đến giải cứu nông sản bày tỏ lo ngại.
Được biết, trong quá trình giải cứu nông sản cho tỉnh Hải Dương, Sở Công thương Hà Nội đã kết nối, giới thiệu 66 cơ sở thương mại trên địa bàn Thành phố để giúp bà con tiêu thụ nông sản. Hiện khoảng 300 tấn rau, củ, quả đã được tiêu thụ tại các hệ thống phân phối trên địa bàn Hà Nội.
Về việc người dân tập trung giải cứu nông sản trên vỉa hè, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương cho rằng, đây là hành động nhân văn của công đồng. Tuy nhiên, người dân cần tuân thủ đúng các biện pháp phòng dịch Covid-19 theo khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Thiết nghĩ, để tăng cường công tác phòng dịch và đảm bảo được quá trình tiêu thụ giúp bà con nông dân, các hoạt động thiện nguyện cần được diễn ra an toàn, thuận lợi hơn. Các nông sản cần giải cứu sẽ được khử trùng khi đến tay người tiêu dùng, lượng thu mua của các đơn vị, siêu thị sẽ lớn hơn rất nhiều. Giao dịch nhỏ lẻ khó kiểm soát số lượng, chen chúc đông người cũng sẽ mất mỹ quan đô thị. Đặc biệt, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống dịch của toàn Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46