Những di sản văn hóa “lắng hồn núi sông ngàn năm”

Bài cuối: “Thăng Long tứ trấn” - Nét văn hóa lịch sử đặc sắc

(LĐTĐ) Mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến với biết bao vẻ đẹp làm xao động lòng người, từ những vẻ đẹp hết sức bình dị, cổ kính của những ngôi chùa đến những công trình kiến trúc đồ sộ. Trong bao vẻ đẹp đó, “Thăng Long tứ trấn” mang đậm nét văn hóa lịch sử, là biểu tượng của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Những di sản văn hóa "lắng hồn núi sông ngàn năm" Bài 2: Chùa Trấn Quốc - Cổ tự ngàn năm tuổi bên hồ Tây Bài 3: Hoàng thành Thăng Long - Chứng nhân lịch sử thời kỳ vàng son của dân tộc Bài 4: Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng văn hoá của Việt Nam

Tìm hiểu về “Thăng Long tứ trấn”, không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của nó từ lịch sử ra đời gắn với những điển tích, thần thoại đến lối kiến trúc cổ kính nhưng không kém phần lộng lẫy vẫn được giữ gìn giữa lòng Hà Nội.

“Thăng Long tứ trấn”, ra đời từ rất sớm, gắn với việc ra đời của kinh đô Thăng Long thời nhà Lý những năm 1010, đó là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long để ngày đêm bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay luôn được yên bình.

Đó là đền Bạch Mã trấn ở phía Đông, thờ thần Long Đỗ; đền Voi Phục trấn ở phía Tây, thờ thần Linh Lang Đại Vương; đền Kim Liên trấn ở phía Nam, thờ thần Cao Sơn Đại Vương và đền Quán Thánh trấn ở phía Bắc, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đây còn được coi là bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất chốn kinh kỳ chính bởi lịch sử hình thành và vẻ đẹp văn hóa của nó trong tín ngưỡng của người Việt Nam, đó là nét độc đáo về tâm linh Thăng Long, là biểu tượng vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt, là nơi chúng ta có quyền tự hào về lịch sử cha ông thời xưa.

Đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ, trấn phía Đông

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ thứ 9, là nơi thờ thần Long Đỗ - vị thần có gốc Hà Nội cổ, ngôi đền trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long xưa tọa lạc ở địa phận thuộc phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, Thăng Long, nay là số 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bài cuối: “Thăng Long tứ trấn” - Nét văn hóa lịch sử đặc sắc

Đền Bạch Mã là một trong “Thăng Long tứ trấn”, là ngôi đền có lịch sử xây dựng sớm nhất trong Tứ Trấn. Tương truyền khi vua Lý Công Uẩn dời đô ra thành Đại La vào năm Canh Tuất 1010 định xây thành mới nhưng lần nào thành cũng bị lở, vua bèn sai người đến cầu đảo thì thấy có một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, ngựa trắng đi đến đâu để lại vết chân đến đó, sau đó thì quay trở lại vào trong đền.

Thấy vậy, vua liền cho xây thành đắp đê theo đúng dấu chân ấy và thành công, do đó đền mới lấy tên là đền Bạch Mã (đền ngựa trắng) và tôn thờ thần Long Đỗ làm Thành Hoàng phía Đông của kinh thành Thăng Long. Trải qua bao lần tôn tạo, ngôi đền tuy đã có sự thay đổi nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc vốn có của nó.

Hình ảnh ngựa trắng được thờ bên trong đền từ lâu đã trở thành biểu tượng rất linh thiêng của ngôi đền, được dân chúng bao đời tôn sùng, kính phục. Bên trong đền còn là nơi lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị cùng nhiều kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là hình ảnh 15 tấm văn bia ghi lại những điển tích, thần thoại trong việc xây dựng đền, những nghi lễ cúng thần và các lần trùng tu tôn tạo lại đền rất chi tiết.

Đền Bạch Mã không chỉ là ngôi đền thờ vị thần trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long mà còn là nơi ghi dấu lại nét đặc trưng của phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với quy mô kiến trúc khá lớn, quay theo hướng Nam, được bố trí hết sức hài hòa với nghi môn, phương đình, đại bái, cung cấm, thiêu hương, nhà hội đồng ở phía sau đền.

Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe đúng kiểu thời nhà Nguyễn được tô đậm.

Trong không gian linh thiêng ấy của đền Bạch Mã, giữa những nhộn nhịp của đất Hà Thành, dường như đền Bạch Mã đã trở thành vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt vốn có của phố cổ, trở thành điểm đặc sắc chỉ riêng ở phố cổ ta mới thấy. Đó không chỉ là nơi con người tìm về với vẻ đẹp yên bình mà còn hiểu biết thêm về những thần thoại xưa, nơi giao thoa của nhiều nguồn văn hóa, nét văn hóa dân tộc, hội tụ nhiều nét đặc trưng riêng biệt.

Hàng năm, đền thường tổ chức lễ hội vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch hàng năm và thường có đoàn rước kiệu truyền thống mặc những bộ trang phục truyền thống với nhiều màu sắc lộng lẫy. Lễ hội của đền được tổ chức với ý nghĩa tiễn mùa đông qua và đón mùa xuân mới, mong sao cho mùa màng bội thu, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc, đó chính là sự dung hòa giữa văn hóa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cúng cung đình ảnh hưởng từ Đạo giáo, chính sự dung hòa đó đã tạo nên nét đặc sắc trong lễ hội đền Bạch Mã.

Vẻ đẹp của đền Bạch Mã - Đông trấn dường như đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu ở phố cổ Hà Nội, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử nhưng ngôi đền ấy vẫn đứng vững, hiên ngang, bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay mãi yên bình.

Đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang Đại Vương, trấn phía Tây

Nằm giữa những tán cây cổ thụ, sừng sững, uy nghi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thuộc địa phận phường Cầu Giấy, Ba Đình, nằm bên công viên Thủ Lệ, đền Voi Phục được biết đến là một trong “Thăng Long tứ trấn”.

Được xây dựng năm 1065 trên một khu gò đất cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ, là nơi thờ Hoàng tử Linh Lang con vua Lý Thái Tông và bà phi thứ chín Dương Thị Quang. Hoàng tử Linh Lang là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược và đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu năm 1076, sau khi mất được người dân Thủ Lệ lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần cai quản Tây trấn để giữ bình yên cho phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Bài cuối: “Thăng Long tứ trấn” - Nét văn hóa lịch sử đặc sắc

Sở dĩ đền còn có tên gọi là đền Voi Phục vì phía trước đền có đắp hai con voi quỳ gối, tương truyền khi hoàng tử Linh Lang đi đánh giặc thì có con voi quỳ xuống thuần phục người đưa hoàng tử lên trên vành voi để ra đánh giặc, con voi nó biết coi trọng người tài giúp nước, biết phục xuống đưa lên bởi vậy mới có hình ảnh hai con voi quỳ phía trước cổng đền và được người dân gọi là đền Voi Phục.

Trong đền còn có hai pho tượng được làm bằng đồng và có hòn đá to có vết lõm, là nơi Hoàng tử Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hóa thành con giao long trườn xuống hồ. Mặc dù đã trải qua khá nhiều lần trùng tu, kiến trúc ngôi đền cũng đã thay đổi khá nhiều, mặc dù vậy ngôi đền vẫn giữ được vẻ uy nghi, sự linh thiêng vốn có.

Là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất chốn kinh kì thuộc địa phận “tứ trấn”, trải qua thời gian, kiến trúc của ngôi đền cũng đã dần được nhân dân hóa, dần xâm nhập vào các lễ hội, hoạt động sinh hoạt của người dân bên hồ, vào ngày mồng 9 và mồng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm đền thường tổ chức lễ hội mang tính chất mở với sự tham gia của du khách thập phương mang ý nghĩa cầu bình an, tiền tài, danh vọng, hình ảnh lễ rước kiệu còn mang ý nghĩa kiệu thánh đi vi hành ban lộc ban phúc cho nhân dân.

Ngôi đền là một đền thiêng trấn phía Tây kinh thành Thăng Long, ngoài những ý nghĩa trấn yểm, bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa luôn được bình yên, đền còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau xuyên suốt dòng chảy văn hóa lịch sử và đã trở thành vẻ đẹp của Hà Nội cần được giữ gìn và bảo tồn.

Đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn Đại Vương, trấn phía Nam

Đền Kim Liên trước thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi đền được biết đến là một ngôi đền thiêng trong hệ thống “Thăng Long tứ trấn” trấn giữ phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. Đền thờ thần Cao Sơn đại vương - người đã có công giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê và được nhà vua lập đền thờ để tưởng nhớ.

Được khởi dựng từ đầu triều Lý, khoảng thế kỷ 17 thời vua Lý Thái Tổ, ngay từ những buổi đầu dựng nước, vua Lý Thái Tổ đã tìm thấy niềm tin vào kinh thành bền vững, thấy các hướng đều có các vị phúc thần che chở, bảo vệ, bởi vậy nên đã cho xây dựng đền ở nơi này.

Bài cuối: “Thăng Long tứ trấn” - Nét văn hóa lịch sử đặc sắc

Tương truyền, thần Cao Sơn còn là vị thần núi, có công trấn giữ sơn mạch nước Việt tự ngàn xưa. Đền được xây dựng trên một gò đất cao ở phía Đông, cổng đền hướng về phía Tây, bước từ sân lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai con sấu đá có niên đại từ thời nhà Lê, tam quan được xây giống kiểu nhà hoàn chỉnh có bốn cột trụ ở bốn góc tường. Kiến trúc của tam quan rất đặc biệt, được chạm khắc hết sức tinh xảo với nhiều lớp hình tứ linh đẹp đẽ.

Trong đền còn có tấm bia đá đen “Cao Sơn Đại vương Thần từ Bi minh” ghi lại công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua dành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, đây chính là di vật quan trọng nhất tại đền Kim Liên mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chịu sự tàn phá của thời gian, đến nay đền đã được tôn tạo, phục chế lại và vẫn còn đậm nét kiến trúc thời xưa. Hàng năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, đền thường tổ chức lễ hội gồm các hoạt động tế lễ cùng những trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đền Quán Thánh thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phía Bắc

Là ngôi đền nằm ở giữa ngã ba đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nổi tiếng linh thiêng, thuộc một trong “Thăng Long tứ trấn”, đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa có tên chữ là Trấn Quán Vũ, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ - vị thần có công diệt trừ yêu quái. Đền được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ, là một ngôi đền mang nét kiến trúc khá đẹp, độc đáo.

Truyền thuyết xưa kể rằng Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần cai quản phương Bắc, giúp nhân dân trừ tà ma, yêu quái và được các thời vua tin tưởng, thường đến để cầu mưa mỗi khi có hạn hán xảy ra.

Bài cuối: “Thăng Long tứ trấn” - Nét văn hóa lịch sử đặc sắc

Là một ngôi đền với lối kiến trúc khá độc đáo, hàng năm thu hút rất đông đảo người dân đến tham quan, ngay ở cổng đền còn thờ hai con voi ở hai bên, trong đền có thờ một pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ nặng 4 tấn, cao khoảng 3,96 mét, mặt vuông, râu dài, mắt nhìn thẳng về phía trước, tóc xõa, đầu không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên một tảng đá lớn, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa. Đó không chỉ là một pho tượng thiêng mà còn được đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo - nghệ thuật đúc đồng và sự tài hoa của những người nghệ nhân Việt Nam cách đây ba thế kỷ về trước.

Đền Quán Thánh không chỉ là một công trình độc đáo về mặt kiến trúc mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa của người Hà Nội xưa. Đến nay, vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, đền đều tổ chức lễ hội để người dân tưởng nhớ người đã có công diệt trừ tà ma, yêu quái để người dân luôn được bình yên.

“Thăng Long tứ trấn” không chỉ là những di tích lịch sử ghi dấu lại một thời kỳ lịch sử oai hùng của cả dân tộc mà dường như nơi đây đã trở thành biểu tượng không thể thiếu cho sức sống của Hà Nội, cho đời sống văn hóa và tâm linh người Việt.

Có thể nói, trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng giá trị của “tứ trấn” vẫn còn vẹn nguyên. Tuy mỗi đền thờ một vị thần khác nhau, mang những nét kiến trúc độc đáo, riêng biệt nhưng bốn ngôi đền đều đã trở thành một phần không thể thiếu của nét văn hóa đất Hà Thành, “tứ trấn” vẫn ngày đêm trấn giữ để bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay ngày càng yên bình, phồn vinh.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động