Bài 3: Hoàng thành Thăng Long - Chứng nhân lịch sử thời kỳ vàng son của dân tộc
Phát huy giá trị di sản xây dựng Thủ đô văn minh Những di sản văn hóa "lắng hồn núi sông ngàn năm" Bài 2: Chùa Trấn Quốc - Cổ tự ngàn năm tuổi bên hồ Tây |
Di tích lịch sử nghìn năm
Trong tiến trình lịch sử trải dài hơn một thiên niên kỷ, di sản Hoàng thành Thăng Long có một giá trị đặc biệt mà những di sản khác ở Việt Nam không có, đó là giá trị văn hóa, lịch sử của cả một dân tộc. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di tích quốc gia đặc biệt, đồng thời là Di sản văn hóa thế giới với những giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật.
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều nhà Lý. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La. Đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Tên Hoàng thành Thăng Long xuất hiện như thế. Bắt đầu từ đây, Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất.
Cũng vì thế mà năm 1010 trở thành mốc thời gian để người Thăng Long - Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung dùng để tính tuổi cho Thủ đô thân yêu của mình. Dời đô ra Thăng Long, với đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ trong thời gian ngắn, từ mùa Thu năm 1010 cho đến đầu năm 1011, một số công trình cung điện cơ bản nhất của Hoàng thành Thăng Long đã được xây dựng xong.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long. |
Thời kỳ này, nơi đây được thiết kế xây dựng theo mô hình “tam trùng thành quách” gồm: Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần, mỹ nữ. Tiếp đến là Hoàng thành, là nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Toàn bộ triều đình, cơ quan đầu não của nhà nước phong kiến đều tập trung làm việc ở nơi này. La Thành là vòng ngoài cùng, là nơi ở của các tầng lớp nhân dân và quan lại, đây còn được gọi là khu Kinh thành.
Trải qua hơn 1.000 năm, kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay đã chứng kiến biết bao đổi thay bởi các triều đại phong kiến. Các cuộc chiến tranh cũng đã phá huỷ, chôn vùi nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, nhưng dấu tích khu Hoàng thành Thăng Long vẫn còn đó. Ở khu trung tâm vẫn hiển hiện bóng dáng của toà thành cổ hình vuông được xây dựng từ thời nhà Nguyễn vào năm 1835. Các tên gọi cổng thành xưa vẫn được dùng đặt tên cho các con phố xung quanh thành cổ như: Cửa Bắc, cửa Nam, cửa Đông…
Dẫu không còn những cung điện song vẫn còn đó một số công trình di tích dọc theo trục trung tâm của khu Hoàng thành cũ như: Cửa Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu. Tại di tích Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành vẫn còn đôi rồng đá nguyên khối có từ thời Nhà Lê (thế kỷ 15). Cổng thành cửa Bắc cùng những đoạn tường thành Hà Nội còn khá nguyên vẹn.
Năm 2010, đúng dịp Hà Nội kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các nhà khoa học đã phát hiện thêm dưới lòng đất nhiều công trình kiến trúc, di tích, di vật khảo cổ vô cùng quý giá về Hoàng thành Thăng Long. Đây là những bằng chứng khoa học khẳng định nơi đây liên tục là trung tâm kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Công tác tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long luôn được chú trọng với phương châm ưu tiên mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững. |
Giáo sư sử học Lê Văn Lan từng chia sẻ: “Các di tích phát hiện như một cuốn sách được mở ra, có lớp lang, trật tự. Dưới 4 mét là tầng văn hóa khảo cổ của thành Đại La, thời kỳ tiền Thăng Long. Ở độ sâu 3 mét là tầng văn hóa thời Lý thế kỷ 11 - 12, còn lên đến 2 mét là lớp văn hóa thời Trần (thế kỷ 13). Những di tích được phát lộ tại khu vực Hoàng thành Thăng Long vào đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long như thể cho ta một cuốn sách trong lòng đất, vô giá, có lớp lang đầy đủ, đủ nhận diện nơi này là chốn kinh đô, trung tâm đất nước suốt cả nghìn năm lịch sử”.
Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng di tích Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt. Tiếp đó, 31/7/2010, tại Brasilia, thủ đô Brazil, kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO đã biểu quyết thông qua Nghị quyết công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí: Chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú.
Di sản văn hóa đậm nét người Việt
Có thể nói, tổng thể di sản Kinh đô Thăng Long có giá trị vô cùng to lớn. Mang trong mình những giá trị về lịch sử, văn hóa trong suốt chiều dài 1010 năm, nơi đây tự bao giờ đã trở thành hiện thân của “đất và hồn thiêng Thăng Long”.
Hoàng thành Thăng Long không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn là niềm tự hào của tất cả những người con đang mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá: “Tầng tầng lớp lớp di tích, di vật hiện lên như một bộ sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội phản chiếu trình độ văn hóa lớn nhất và lâu dài nhất của đất nước”.
Đến tham quan Hoàng thành Thăng Long, được hòa mình vào không gian văn hóa - lịch sử nơi đây, bạn Ngô Thế Dương (sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội) chia sẻ: “Em rất thích không khí khi bước vào Hoàng thành Thăng Long, mặc dù thời tiết ngoài trời khá nóng nhưng có nhiều cây to nên vô cùng mát mẻ và dễ chịu.
Điều làm em cảm thấy ấn tượng nhất khi đến Hoàng thành Thăng Long đó chính là có rất nhiều di vật làm bằng đá, đất nung tinh xảo từ nhiều thời kỳ, rất đẹp và còn khá nguyên vẹn. Là một người yêu thích lịch sử nước nhà, vì vậy khi đến Hoàng thành, được ngắm nhìn những dấu tích văn hóa cổ xưa sót lại được trưng bày đó khiến em cảm thấy vô cùng xúc động và thêm tự hào về văn hóa của dân tộc mình”.
Bạn Lê Mỹ Anh (sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) cũng bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên em tới Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây rất rộng, không khí thoáng đãng mang cho em cảm giác yên bình vô cùng. Em không chỉ được tham quan, tìm hiểu về các di tích, cổ vật trưng bày thể hiện văn hóa đặc trưng của từng giai đoạn thời kỳ của nước ta bên trong khu di tích thành cổ Hà Nội mà còn được tham quan khu di tích khảo cổ. Em quan sát được thấy có khá nhiều các di vật cổ, dấu tích kiến trúc cổ truyền của Việt Nam được khai quật dưới lòng đất mang cho em cảm giác thích thú, bồi hồi khó tả”.
Kể từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, công tác tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long luôn được chú trọng với phương châm ưu tiên mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững.
(Còn nữa...)
Hà Phong
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01