Bình Định:

Bài Chòi dưới góc nhìn của khán giả nước ngoài

“Tôi may mắn ở lại Việt Nam dài hơn nên tôi đã khám phá ra một điều thú vị rằng, một yếu tố quan trọng dẫn tới những thành tựu của Việt Nam hiện nay chính là khả năng sáng tạo trong văn hóa và trong cuộc sống. Bài Chòi chính là sự tổng hòa của nhiều yếu tố đem đến cho chúng ta niềm vui, tiếng cười…”, ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam chia sẻ.
bai choi duoi goc nhin cua khan gia nuoc ngoai Nghệ thuật Bài Chòi-Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
bai choi duoi goc nhin cua khan gia nuoc ngoai UNESCO ghi danh nghệ thuật bài chòi

Ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi không chỉ với cương vị là trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam mà còn dưới góc nhìn một khán giả đầy tò mò về nghệ thuật Bài Chòi. Bài Chòi vừa là một trò chơi vừa là nghệ thuật trình diễn luôn tạo cho chúng ta một không gian đầy hứng khởi.

Bài Chòi chính là sự tổng hòa của nhiều yếu tố đem đến cho chúng ta niềm vui và tiếng cười. Vì vậy, tôi tin rằng chính những yếu tố những đa dạng này đã làm cho Bài Chòi trở thành một ẩn dụ tuyệt vời cho tình thần văn hóa đậm nét bản sắc của Việt Nam”.

bai choi duoi goc nhin cua khan gia nuoc ngoai
Ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam.

Ông Michael Croft cũng tin rằng, nói đến Bài Chòi là nói đến sự kết hợp giữa hai yếu tố quan trọng trong đời sống của người Việt đó là tính sáng tạo và tính cộng đồng. Bất kỳ người nước ngoài nào đặt chân tới Việt Nam, ngay lập tức đều bị ấn tượng bởi đức tính tận tụy trong công việc và cách tiếp cận rất thực tế của người Việt Nam.

“Đối với những người may mắn ở lại Việt Nam nhiều hơn như tôi, tôi đã khám phá ra một điều thú vị rằng, một yếu tố quan trọng dẫn tới những thành tựu của Việt Nam hiện nay chính là khả năng sáng tạo trong văn hóa và trong cuộc sống. Đất nước Việt Nam luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức về thiên tai, từ vị trí địa lý và từ cả lịch sử.

Song, với khả năng ứng biến linh hoạt, người Việt đã tìm ra những phương thức sáng tạo để vượt qua khó khăn và vươn lên phát triển thịnh vượng. Ngay trong giai điệu và ca từ đặc trưng của mình, Bài Chòi cũng phản ánh đậm nét tính sáng tạo đó”, ông Michael Croft nói.

bai choi duoi goc nhin cua khan gia nuoc ngoai
Những nghệ nhân gạo cội của nghệ thuật Bài Chòi.

Ông Michael Croft cho biết, về nguyên tắc Bài Chòi không giới hạn số lượng người để có thể tương tác vào trò chơi. Đây là một loại hình nghệ thuật hòa nhập và lôi cuốn. Bài Chòi luôn chào đón và khuyến khích người tham gia. Bài Chòi cũng rất công bằng, ai cũng có thể tham gia và ai cũng có có hội để giành phần thắng.

Ở khía cạnh này, Bài Chòi cho thấy rõ hình ảnh đất nước Việt Nam và tình bằng hữu trong xã hội, tình đồng đội, đồng chí, con người với con người vốn là sợi dây liên kết chặt chẽ nhưng cũng rất cởi mở với du khách.

Chúng ta đang thấy rằng, thế giới đang chuyển mình một cách nhanh chóng, con người dễ cảm thấy lạc lỏng và bối rối trước những thay đổi chóng mặt về kinh tế - xã hội. Trong những thời điểm như vậy, loại hình biểu đạt văn hóa như nghệ thuật Bài Chòi đã góp phần kết nối, tăng cường sự tương tác và gắn kết xã hội giữa các cá nhân và các nhóm thành viên khác nhau trong cộng đồng.

Bài Chòi thực sự là loại hình nghệ thuật xã hội, xoay quanh mối quan hệ giữa người với người. Bài Chòi nhắc chúng ta về những yếu tố quan trọng vĩnh cửu trong cuộc sống. Đó là gia đình, là bạn bè, là ca từ, lời hát và tinh thần hài hước lạc quan vui sống.

bai choi duoi goc nhin cua khan gia nuoc ngoai
Ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng ghi danh “Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Với lý do như vậy, Bài Chòi rất đặc biệt với trái tim của con người miền Trung Việt Nam. Nhưng hơn tất cả, Bài Chòi xuất phát từ mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng và khuyến khích sự tương tác và gắn kết xã hội.

Vì vậy, nghệ thuật Bài Chòi thể hiện rõ tầm quan trọng của các di sản văn hóa phi vật thể trong việc tăng cường mối liên hệ xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng, sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế với nghệ thuật Bài Chòi sẽ càng khích lệ cộng đồng thêm yêu mến và tham gia để di sản văn hóa phi vật thể này tiếp tục được gìn giữ, thực hành và trao truyền cho thế hệ tương lai.

Thay mặt UNESCO, tôi chúc mừng Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ VH-TT&DL, lãnh đạo 9 tỉnh miền Trung Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cùng toàn thể nhân dân địa phương, các nghệ nhân và những người đã đóng góp vào việc gìn giữ và ghi danh nghệ thuật văn hóa Bài Chòi vào danh sách di sản đại diện của nhân loại. Đây thực sự là một sự ghi nhận hoàn toàn xứng đáng.

UNESCO đánh giá cao sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là từ phía Bộ VH-TT&DL, chính quyền và cộng đồng các tỉnh miền Trung trong công tác bảo tồn, phát triển nghệ thuật Bài Chòi với những hướng dẫn cụ thể. Trong đó, có việc mở rộng không gian biểu diễn, thực hành, thúc đẩy nghiên cứu, tư liệu hóa và xuất bản về Bài Chòi cũng như các sáng kiến tạo động lực khác như việc trao giải nghệ nhân ưu tú…

bai choi duoi goc nhin cua khan gia nuoc ngoai
Bình Định là trong 9 địa phương miền Trung được xem là cái nôi của Bài Chòi - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng.

“Dù Bài Chòi được biểu diễn ở bất kỳ đâu, trên sân khấu lớn hay nhỏ, dưới ánh đèn sân khấu rực rỡ hay dưới ánh đèn lồng giản dị. Tối hôm nay, chúng ta hãy để cho tiếng cười câu hát của các nghệ nhân, những người chơi Bài Chòi được tỏa sáng. Bởi họ không chỉ trình diễn cho khán giả, cộng đồng, làng xã hay thành phố mà họ còn biểu đạt cho cả thế giới biết tinh thần sáng tạo và sự đa dạng văn hóa của nhân loại”, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam chia sẻ.

Trước đó, tối 5/5, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn, Bình Định), long trọng diễn ra lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Doãn Công/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động