Bài 2: Thiếu nguồn “rào cản” trong phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở Hà Nội
“Thiếu nguồn” bài toán nan giải
Đến thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) đúng vào dịp sinh hoạt định kỳ chi bộ; chúng tôi không quá ngạc nhiên khi trong hội trường số lượng đảng viên là nam lại chiếm số đông. Thực tế Chi bộ thôn Hợp Sơn hiện có tổng số 35 đảng viên, trong đó số lượng đảng viên là nữ chỉ có có 11 đồng chí. Mặc dù có sự chênh lệch về giới, nhưng không vì thế buổi sinh hoạt chi bộ trở nên tẻ nhạt hay cứng nhắc. Ngược lại, buổi sinh hoạt diễn ra rất nhanh gọn, đúng quy trình và không kém phần sôi nổi. Đặc biệt là phần thảo luận, nhận xét về từng đảng viên diễn ra nghiêm túc, với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực hướng đến xây dựng chi bộ đảng vững mạnh.
Buổi sinh hoạt chi bộ thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) cho thấy số lượng đảng viên nữ khá khiêm tốn |
Theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Dương Trung Tuấn, xã Ba Vì hiện có 3 thôn là Hợp Sơn, Yên Sơn và Hợp Nhất, với 2.329 nhân khẩu trong đó 98% là người đồng bào dân tộc Dao. Nhưng không vì dân số ít, người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đông mà các buổi sinh hoạt đảng, đặc biệt là tại các chi bộ ở nông thôn kém phần hiệu quả. Để có được các buổi sinh hoạt chi bộ sôi nổi, chất lượng như vậy, nhiều năm qua Đảng bộ xã Ba Vì luôn xác định xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Đặc biệt, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Ba Vì luôn quan tâm, chú trọng đến công tác quy hoạch cán bộ, phát triển nguồn đảng viên mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đảng viên nữ ở khu vực nông thôn. Nhờ đó, đến nay toàn xã Ba Vì đã có 166 đảng viên, trong đó có 62 đảng viên là nữ, đây đều là những cán bộ, đảng viên có uy tín, phát huy được vai trò của mình trong công việc và trong cộng đồng. Trong đó, đảng viên nữ người dân tộc thiểu số tại các thôn, bản luôn phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ở một số thôn, bản, nhiều đảng viên nữ đã trở thành “điểm tựa” góp phần quan trọng cùng chi bộ, cấp ủy, chính quyền xã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Nhờ làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng, từ năm 2017 trở về trước, Đảng bộ xã Ba Vì luôn là một trong những Đảng bộ hoàn thành và vượt chỉ tiêu về phát triển đảng viên so với tiêu chí đề ra. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ tại các chi bộ đảng trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn. Và một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó chính là việc “thiếu nguồn” đảng viên trẻ; cùng với đó là việc thiếu sự chia sẻ, đồng thuận của gia đình, khi đảng viên nữ vừa phải đảm nhiệm công việc gia đình, chia sẻ kinh tế với chồng, lại vừa phải tham gia công tác xã hội…
“Nguồn phát triển đảng viên mới tại địa phương hiện chủ yếu vẫn dựa vào lực lượng đoàn thành niên. Tuy nhiên, lực lượng này gần đây luôn có sự biến động bởi thanh niên đi làm ăn xa, khiến nguồn kết nạp đảng viên ngày càng ít đi. Việc tìm nguồn kết nạp đảng viên đã khó, phát triển đảng viên nữ còn khó khăn hơn nhiều. Thực tế, nhiều em nữ sau khi đi học thì ở lại thành phố làm việc luôn, hoặc có những em đi làm công nhân tại các khu công nghiệp ở xa, hay nhiều em đến tuổi xây dựng gia đình lại lấy chồng ở địa phương khác khiến nguồn đảng viên bị thiếu hụt…”, Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Dương Trung Tuấn bày tỏ.
“Điểm sáng” hiếm hoi
Xác định công tác phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ trong tâm, đặc biệt là phát triển đảng viên nữ. Tuy nhiên, việc “thiếu nguồn” đảng viên trẻ từ lực lượng đoàn thanh niên đã và đang là “rào cản” khiến Đảng bộ xã Ba Vì trong 2 năm trở lại đây không hoàn thành chỉ tiêu về việc phát triển đảng viên. Nhưng, một trong những “điểm sáng” hiếm hoi được Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Dương Trung Tuấn chia sẻ, đó là trong năm 2019, lượng đảng viên là nữ được bồi dưỡng, kết nạp đảng lại chiếm số lượng áp đảo so với đảng viên là nam.
Cụ thể, trong 5 đảng viên mới được kết nạp năm 2019, thì có đến 4 đảng viên là nữ. Đặc biệt, tuy Đảng bộ xã Ba Vì không đề ra chỉ tiêu phát triển đảng viên nữ trong chỉ tiêu phát triển đảng, nhưng với số lượng trên cho thấy, hiện vấn đề phát triển, bồi dưỡng nữ đảng viên đang được các chi bộ triển khai rất tốt. Điều đó cho thấy, nhận thức của người dân về đảng, nhất là đối với nữ đã được nâng lên rõ rệt.
Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ về những khó khăn trước mắt trong việc phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ tại khu vực nông thôn |
Chưa rơi vào tình trạng “thiếu nguồn” phát triển đảng viên như ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì), nhưng những năm gần đây tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) bắt đầu phải đối mặt với những khó khăn trong công tác phát triển đảng, trong đó vướng mắc được nhắc đến và cũng là thực trạng mà xã Tiến Xuân đang phải đối diện, đó chính là nguồn thanh niên địa phương đi làm ăn xa ngày một nhiều và nhiều nữ thanh niên chưa mặn mà, hoặc chưa nhận được sự chia sẻ của gia đình mỗi khi được bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp đảng.
Theo chia sẻ của đồng chí Quách Hữu Nghiệp, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiến Xuân, hiện tại xã đang làm rất tốt việc phát triển đảng viên tại nông thôn, đặc biệt là đảng viên nữ người dân tộc thiểu số và đó cũng được xem là điểm sáng so với nhiều xã có số đông người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, một trong những bất cập trong phát triển đảng viên nói chung, đảng viên nữ nói riêng tại địa phương, đó chính là vướng mắc trong việc phối hợp giữa địa phương với các doanh nghiệp.
Thực tế, một số em được xã phát hiện, bồi dưỡng cảm tình đảng, nhưng khi đi làm thì doanh nghiệp lại không có chi bộ đảng để các em sinh hoạt, hay kết nạp; trong khi đó, số doanh nghiệp có chi bộ thì nhiều em chưa được ký hợp đồng chính thức, hoặc còn phải có thời gian theo dõi, phấn đấu...Trong khi đó, để tiếp tục sinh hoạt tại địa phương lại gặp khó do các em không có thời gian, vì vừa phải đi làm, vừa phải chăm lo gia đình.
“Địa phương cũng muốn tạo điều kiện để giới thiệu và kết nạp đảng cho các em, nhưng lại bị vướng mắc do cơ chế, đó là vướng mắc chéo giữa hai đơn vị đã có chi bộ đảng...Vì thế, thời gian tới nếu không giải được bài toán này thì việc thiếu nguồn phát triển đảng tại cơ sở ở các đảng bộ vùng sâu, vùng xa của Thủ đô là khó tránh khỏi”, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiến Xuân Quách Hữu Nghiệp cho hay.
Còn nữa...!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25