Hiệu quả từ làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau"

Bài 1: Chuyện nêu gương của những đảng viên ở ngoại thành

(LĐTĐ) LTS: Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại Hà Nội, tinh thần học tập và làm theo Bác đã thấm sâu, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô. Đáng chú ý, thông qua học tập, nhiều bài học về tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trước nhân dân đã được đúc rút. Đồng thời, qua thực tiễn cũng cho thấy việc học tập và làm theo Bác không phải quá cao xa mà có thể dễ dàng thực hiện ngay trong đời thường, đó có thể đơn thuần là những hành động nhân văn, những nghĩa cử đẹp, là nói đi đôi với làm, tự mình nêu gương trên tinh thần “lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu” để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Đóng góp cho Đảng nguồn nhân lực chất lượng Lấy sự hài lòng của nhân dân làm tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Thấm nhuần lời dạy của Người, thời gian qua, tại Hà Nội, đã và đang có nhiều tấm gương với những hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Bài 1: Chuyện nêu gương của những đảng viên ở ngoại thành
Nhờ sự vào cuộc gần dân, sát dân, trên những làng quê ở Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng… đang từng ngày đổi mới. Ảnh: Đinh Luyện

Những đảng viên “hy sinh” vì lợi ích chung

Ở thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) bà Nguyễn Thị Thám, sinh năm1958 được nhiều người quý mến gọi vui là “người không thể thay thế”. Bà giữ nhiều kỷ lục như: Là nữ trưởng thôn đầu tiên và có thâm niên đảm nhiệm lâu nhất; là nữ đảng viên được dân tín nhiệm “top” nhiều nhất… Dẫn chúng tôi đi thăm những con đường trong thôn, bà Thám cho biết, trước đây, hầu hết đường đi, lối lại trong thôn đều là đường đất. Mỗi khi trời mưa, mặt đường lầy lội khiến không ai muốn bước chân ra ngoài. Không những thế, hệ thống cống rãnh thoát nước lại hoàn toàn lộ thiên, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Khoảng những năm 2012 - 2013, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thôn Đoài Khê được Nhà nước đầu tư bê tông hóa đường làng ngõ xóm. Nắm bắt chủ trương này, bà Thám đã lập tức cùng ban lãnh đạo thôn tổ chức nhiều cuộc họp, mời các gia đình trong thôn tới tham dự để giải thích, bác bỏ thông tin sai sự thật, tháo gỡ băn khoăn, động viên bà con cùng chung tay xây dựng thôn xóm mình khang trang hơn.

Chứng kiến cảnh bà Thám tất tả dậy từ sớm tinh mơ, mang quang gánh lên điểm tập kết cát, sỏi, xi măng để gồng gánh về thôn, phục vụ công nhân làm đường; chứng kiến đội ngũ đảng viên địa phương cùng xắn tay lao động… từ nam thanh niên đến các cụ già trên 70 tuổi cũng vì thế mà hào hứng giúp việc, người đẩy xe gạch, người tham gia giám sát công trình. Nhờ vậy, chỉ sau ít ngày thi công, toàn bộ các trục đường ở Đoài Khê đều hoàn thành bê tông hóa, trở thành thôn đầu tiên của xã Đan Phượng hoàn thành chỉnh trang, xây dựng đường giao thông nông thôn. Bộ mặt làng xã trở nên khang trang hơn, mọi người càng tin bà Thám đã nói đúng, quyết sách, chủ trương của Đảng là đúng đắn.

Cũng là một trong những nữ đảng viên bám sát cơ sở, không ngại khó, ngại khổ, đến xã miền núi Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) nhắc đến bà Kiều Thị Hoạt - Trưởng thôn Cua Chu, chẳng mấy ai không biết. Bà Hoạt được phân công đảm nhiệm công tác Trưởng thôn từ năm 2003, khi đang là Ủy viên Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tản Lĩnh. Trưởng thành từ phong trào Hội, ban đầu khi được phân công nhiệm vụ, bản thân bà đôi lúc cũng thấy bỡ ngỡ. Thế nhưng, bà Kiều Thị Hoạt luôn tự nhủ rằng: “Là đảng viên nên phải quyết tâm đi đầu, cái gì khó thì phải học hỏi và tự hoàn thiện”. Nghĩ là làm, để có thêm kinh nghiệm, bà Hoạt đã học hỏi từ những người đi trước qua những buổi sinh hoạt Chi bộ, những buổi tiếp xúc và làm việc tại xã, huyện. Hoặc cũng có nhiều khi người ta lại thấy bà đến thăm từng nhà dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ.

Thôn Cua Chu có 290 hộ, trên 1.200 người thì có tới 2/3 là người dân tộc thiểu số (Mường, Dao), vậy nhưng bà Hoạt hiểu từng hoàn cảnh, từng nóc nhà, biết họ cần gì, thiếu gì. Nhờ sự sát dân, gần dân nên khi những chủ trương lớn từ cấp Thành phố, cấp huyện được đưa xuống đều nhanh chóng được bà Hoạt phổ biến và người dân đồng thuận.

Dễ thấy, tại Cua Chu khi mở rộng hoặc bê tông hóa đường nội đồng, liên thôn, liên xã gần như không phải giải tỏa. Thay vào đó, người dân đều tự nguyện hiến đất làm đường. Từ những con đường đất chỉ rộng 2m, đường thôn Cua Chu nay đã rộng 3-4m, trải bê tông rộng rãi, sạch đẹp.

Cầu nối ý Đảng - lòng dân

“Nhân dân chỉ nhìn và tin khi mình làm thôi, chứ nói suông, người dân không nghe đâu. Vì vậy, việc gì chi bộ cũng phân công đảng viên làm trước, sau đó mới đến dân”, đó là chia sẻ từ ông Phương Văn Liểu - Bí thư Đảng ủy xã Tản Hồng (huyện Ba Vì). Ở Tản Hồng, ông Phương Văn Liểu được biết tới là người truyền cảm hứng trong phong trào “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng-xanh-sạch-đẹp, an toàn”.

Nhắc đến công cuộc xây dựng nông thôn mới, ông Phương Văn Liểu chia sẻ, tháng 12/2014, Tản Hồng được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ đó đến nay, bên cạnh việc giữ vững các tiêu chí đã đạt, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Tản Hồng đã và đang tập trung mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất lượng các tiêu chí, phấn đấu là xã đạt nông thôn mới nâng cao và tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân.

Điểm đáng quý là, hơn 10 năm gần đây Tản Hồng không có đơn thư, khiếu nại vượt cấp. Khi xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, dồn điền đổi thửa… Tản Hồng đều là địa phương tiên phong đi đầu và hoàn thành vào “top” sớm nhất. Có được kết quả trên, ông Phương Văn Liểu rút ra “bí quyết” rằng, cán bộ đảng viên phải đi sâu, đi sát với nhân dân. Cán bộ cơ sở phải gắn với các ban, ngành, đoàn thể, thân thiện và hài hòa với cơ sở để từ đó lắng nghe tiếng nói cơ sở.

“Đảng viên phải nói đi đôi với làm. Đảng viên phải tiên phong, đi đầu trong mọi chuyện để quần chúng thấy được việc đóng góp và xây dựng, nâng cao chất lượng sống là cần thiết và quan trọng. Khi người dân thấy được những lợi ích thì họ sẵn sàng chung tay, tham gia đóng góp”, ông Phương Văn Liểu nhấn mạnh.

Sát dân, gần dân, bởi vậy mỗi khi đến mùa cấy, mùa gặt, trên cánh đồng của xã Tản Hồng người trong làng, ngoài xã dễ dàng bắt gặp cảnh ông Phương Văn Liểu vác ủng xuống đồng ruộng xem dân cấy hái. Trời mưa thì ông mặc áo mưa đi khắp cánh đồng để xem nước có dồn ứ hay chảy thông thuận.

Giống như ông Phương Văn Liểu, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn An Hiền, xã Hoàng Diệu (huyện Chương Mỹ) Trần Quang Huy cho biết, bản thân ông luôn tâm niệm lời căn dặn lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.

Theo ông Huy, những lời dạy này càng quan trọng đối với người đảng viên làm công tác dân vận. Bởi muốn làm tốt công tác dân vận thì bản thân là người đầu tàu phải gương mẫu, không chỉ mình gương mẫu và các thành viên trong gia đình cũng phải gương mẫu. Cho đến nay, nhiều người vẫn nhớ, tháng 6/2019, thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới giai đoạn nâng cao, với vai trò là Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, ông Trần Quang Huy đã đứng lên vận động nhân dân thôn xây dựng “Đường có hoa, nhà có số, tranh tường bích họa” với tổng kinh phí gần 90 triệu đồng. Đến nay ai có dịp đến thôn đều tận mắt chứng kiến những đoạn đường đầy màu sắc, nhà nhà được đánh số càng tạo nên một miền quê An Hiền đầy sức sống.

Những câu chuyện hiến đất làm đường, chung tay xây dựng làng quê ở Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng… kể trên đã khẳng định, khi chủ trương đã đúng, trúng, lại được tấm gương thực tiễn soi chiếu thì chủ trương ấy càng có giá trị, sức sống lâu bền và dễ dàng thành công. /.

Bài học rút ra là, để chủ trương đi vào cuộc sống thì không thể không kể đến vai trò nòng cốt từ những hạt nhân chính trị của các tổ chức Đảng ở cơ sở với những cách làm linh hoạt, sáng tạo; hơn hết là sự gần dân, sát dân để từ đó huy động sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và phát triển địa phương nói riêng, Hà Nội nói chung.

(Còn nữa)

Đinh Luyện - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chạm

Chạm

(LĐTĐ) Cuộc sống ý nghĩa khi ta biết trân trọng từng khoảnh khắc, từ niềm vui đến nỗi buồn, giúp ta chạm đến hạnh phúc và sự tự tại thông qua tình cảm, sự tỉnh thức và lòng tự yêu thương.
Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Những năm qua, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đầy tính nhân văn đã trở thành nét đẹp tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó góp phần giữ gìn, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và kết quả chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Tin khác

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

(LĐTĐ) Đối với bà con khu phố Thiền Quang và cán bộ, nhân dân phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tâm, có tầm của Đảng ta, trọn đời vì nước, vì dân mà còn là một người rất giản dị, chân tình, ấm áp, gần gũi với bà con khu phố.
Xem thêm
Phiên bản di động