Bác sĩ lấy ra khối u chứa nhiều răng dị dạng trong miệng nam thanh niên
8 người bị rắn cắn, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sơ cứu nhiều người mắc | |
Nestlé Việt Nam tiếp tục ủng hộ Bộ Y tế 88.000 khẩu trang | |
Bác sĩ đảo Song Tử Tây kịp thời cấp cứu ngư dân gặp nạn |
Ban đầu bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, chỉ thấy vùng hàm dưới bên trái sưng nhưng không đau, gây biến dạng khuôn mặt nên đi chụp X-Quang, thì phát hiện khối u răng kích thước 3x4cm. Đây là một khối u đa hợp gồm rất nhiều răng bé có đầy đủ tổ chức như một răng bình thường, kết lại thành một khối trong xương hàm.
Hình ảnh CT khối u răng của bệnh nhân trước phẫu thuật. |
Bệnh nhân được các bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện đa khoa Hà Đông chỉ định phẫu thuật để gắp bỏ khối u ra. Ca phẫu thuật được thực hiện chính bởi bác sĩ chuyên khoa II Trịnh Xuân Học, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 tiếng, tương đối khó khăn do khối u nằm sâu bên trong, chiếm gần hết thân xương hàm, bám dính chắc vào xương hàm trái bệnh nhân.
Ekip phẫu thuật phải dùng dụng cụ bóc tách, cắt nhỏ từng phần, sau đó từ từ gắp ra, tránh gây tổn thương dây thần kinh, rồi bơm rửa sạch, sát khuẩn vùng xương hàm, kiểm tra lại, sau đó đóng vết mổ. Kết quả các bác sĩ lấy ra được vô số răng nhỏ, dị dạng, kích thước to nhỏ khác nhau, có phần dính vào nhau, phần tách rời của bệnh nhân. Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, vết mổ tốt, kiểm tra chụp X-Quang sau phẫu thuật không còn hình ảnh u răng.
Bác sĩ Đinh Thanh Tùng, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Hà Đông- người trực tiếp tham gia ca phẫu thuật cho biết: Khối u răng đa hợp là một loại u răng lành tính, chủ yếu gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Các bác sĩ gắp ra vô số răng nhỏ tạo thành khối u răng vùng xương hàm bệnh nhân. |
Bệnh khó phát hiện vì khối u tiến triển âm thầm, thường không gây đau nhức. Đôi khi có trường hợp khối u gây đau nhưng người bệnh dễ nhầm lẫn với đau nhức do sâu răng hay các bệnh lý răng miệng khác, dẫn đến chủ quan hoặc điều trị sai cách, không triệt để, bệnh tiến triển ngày một nặng. Nếu để lâu khối u phát triển to lên gây biến dạng mặt, phá hủy xương, chèn ép dây thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng khác.
Bên cạnh đó, bác sĩ Tùng cũng khuyến cáo bệnh này chỉ qua chụp phim X-Quang mới có thể phát hiện thấy. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật sẽ đơn giản, khả năng hồi phục cao. Trường hợp bệnh nhân đến muộn hơn sẽ khó điều trị, thậm chí để lại nhiều di chứng. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý u răng đa hợp và bảo vệ sức khỏe răng miệng, người dân nên đi khám và chụp X-Quang răng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03