Ba Vì trên chặng đường phát triển bứt phá

(LĐTĐ) Ba Vì từ lâu được biết đến là địa phương nằm ở xa trung tâm Thành phố, có 7/30 xã miền núi là nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Địa bàn rộng, địa hình dân cư phân bố không đồng đều, xuất phát điểm trong xây dựng nông thôn mới không cao. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn nội tại, Ba Vì đang nỗ lực đặt mục tiêu nâng cao đời sống người dân lên hàng đầu; chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.
“Đánh thức”... tiềm năng, nâng tầm du lịch Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP

Nâng cao đời sống người dân

Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn tổng thể nhằm phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm; dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp, dân kiểm tra và nhân dân được hưởng thụ”. Nắm bắt được tinh thần này, dù là huyện ở xa trung tâm Thành phố, có 7/30 xã miền núi là nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, song Ba Vì đã vượt qua rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ba Vì trên chặng đường phát triển bứt phá
Ba Vì đang quan tâm hơn đến việc phát huy bản sắc để thu hút du lịch. Ảnh: Giang Nam

Cụ thể, về xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, năm 2021, huyện Ba Vì có thêm 9 xã đạt chuẩn và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cụ thể, tính hết năm 2021, huyện Ba Vì có 30/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 100%) và 1/30 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 của Ba Vì đạt 26.080 tỷ đồng (bằng 79% kế hoạch). Tổng diện tích gieo trồng 3 vụ Đông, Xuân, Mùa là 22.536ha (đạt 101% kế hoạch). Trong đó, tổng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản năm 2021 đạt 9.180 tỷ đồng (đạt 98,9% kế hoạch). Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 5,2%; hệ số sử dụng đất đạt 2,4 lần và giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 175 triệu đồng/ha.

Toàn huyện Ba Vì có 116 hợp tác xã, trong đó có 102 hợp tác xã đang hoạt động. Huyện có 125 trang trại và đa số đều sản xuất theo quy hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất những sản phẩm thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, tính hết năm 2021, huyện có 20 làng nghề được công nhận và 101 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Đời sống nông dân trên địa bàn Ba Vì ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần (năm 2019 còn 1,43% và năm 2021 còn 0,17%).

Điểm nhấn đáng chú ý, nhiều địa phương trong huyện Ba Vì đã vượt qua được khó khăn nội tại, huy động được sự chung tay của người dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Xã Tản Lĩnh là ví dụ. Đây là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Ba Vì cách trung tâm huyện Ba Vì khoảng 14km.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tản Lĩnh đã tập trung phát triển về kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kinh tế phát triển khá, đời sống của người dân tiếp tục được nâng cao, diện mạo nông thôn được đổi mới, tình hình an ninh chính trị được ổn định, trật tự xã hội được giữ vững; phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được nâng cao.

Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh Phạm Đình Hùng cho biết, để nông thôn mới đi vào thực chất, hàng tuần UBND xã tổ chức hội nghị giao ban, hàng tháng Đảng ủy, UBND xã tổ chức hội nghị Đảng ủy mở rộng tới các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các thôn trên địa bàn xã… để đánh giá kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong tháng, tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân qua đó để có biện pháp chỉ đạo thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Theo tìm hiểu, hiện ở Tản Lĩnh, bên cạnh đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được nâng cao thì tỷ lệ hộ nghèo tại đây cũng được giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2018, Tản Lĩnh có 218 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 4,95%; năm 2019, có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,3%; năm 2020, còn 73 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,83%. Riêng trong năm 2021, xã Tản Lĩnh còn 34 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,83%.

Tương tự, với xã Tản Hồng, công cuộc xây dựng nông thôn mới cũng đang được triển khai quyết liệt với sự huy động vào cuộc của nhân dân và các ban ngành, đoàn thể. Theo đó, tháng 12/2014, xã Tản Hồng được UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ đó đến nay, bên cạnh việc giữ vững các tiêu chí đã đạt, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Tản Hồng đã và đang tập trung mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất lượng các tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm 2022 xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Để thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, xã Tản Hồng đã triển khai nhiều giải pháp như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng công việc cụ thể, xây dựng kế hoạch hoàn thành các tiêu chí, đồng thời phát động phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Tại địa phương này, các ban ngành, đoàn thể thường xuyên phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy ước làng văn hóa, nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, tích cực tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới. Các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động hội viên tham gia công tác vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm vào thứ 7 hằng tuần, xây dựng mô hình nông thôn mới nâng cao gắn với mô hình sáng, xanh, sạch, đẹp.

Từ nguồn xã hội hóa hiện nay toàn bộ các ngõ, xóm của Tản Hồng đều được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo an toàn. Chỉ tính riêng trong quý I/2022 nhân dân trong xã đã đóng góp, ủng hộ kinh phí được gần 3 tỷ đồng xây dựng các khu di tích và các công trình phúc lợi.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương

Mặc dù, Ba Vì đã đạt được kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới nhưng với đặc thù của huyện miền núi, kinh tế - xã hội vẫn còn rất nhiều khó khăn, nên thách thức vẫn ở phía trước. Không khó để thấy khi Ba Vì còn rất thiếu kinh phí để nâng cao chất lượng tiêu chí về trường học, cơ sở vật chất văn hoá. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, tạo thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá còn gặp những khó khăn nhất định. Đáng chú ý, du lịch, dịch vụ là lĩnh vực rất giàu tiềm năng nhưng nhiều năm qua địa phương vẫn chưa khai thác hiệu quả.

Được biết, hiện Đảng bộ huyện Ba Vì đề ra mục tiêu đưa dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đón 4,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt 500-550 tỷ đồng... Để đạt mục tiêu này, huyện sẽ tăng cường khai thác tiềm năng và lợi thế các điểm du lịch trên địa bàn, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích mở rộng quy mô, đa dạng và hiện đại hóa các cơ sở kinh doanh du lịch.

Ba Vì trên chặng đường phát triển bứt phá
Hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Ba Vì ngày một đồng bộ. Ảnh: Giang Nam

Cùng với đó là thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông vào các khu, điểm du lịch; đề xuất Thành phố thu hút đầu tư, phát triển khu du lịch Suối Hai, Cụm di tích lịch sử quốc gia Đền Hạ - Trung - Thượng thành khu du lịch trọng điểm của huyện và Thủ đô; đồng thời phối hợp các đơn vị du lịch quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch Ba Vì, liên kết các tuyến điểm du lịch trong huyện với các điểm du lịch của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mặt khác, huyện sẽ tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ tổ chức quản lý của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút du khách tham quan du lịch Ba Vì...

Ở tương lai gần, Ba Vì sẽ tổ chức khai mạc Mùa Lễ hội du lịch Ba Vì 2022 vào ngày 16/4. Với nhiều sản phẩm du lịch mới như trải nghiệm những nét độc đáo trong văn hóa Mường - Dao Ba Vì; giới thiệu phong tục vác nước đầu xuân của đồng bào Mường; giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc; Thăm quan vườn chè, vườn thuốc nam dân tộc Dao, tại Bản Coốc, xã Minh Quang… hứa hẹn mang những nét tươi mới, sinh động.

Thông qua hoạt động du lịch này giúp tăng cường giao lưu, xúc tiến, mở rộng hợp tác, mở rộng thị trường và liên kết phát triển các sản phẩm du lịch của huyện Ba Vì với các địa phương khác trong cả nước.

Trở lại với câu chuyện xây dựng nông thôn mới, thiết nghĩ để đời sống người dân ngày một nâng cao, huyện Ba Vì cần tiếp tục rà soát việc triển khai xây dựng huyện nông thôn mới song hành với nỗ lực xây dựng các xã nông thôn mới nâng cao. Gắn hơn nữa việc xây dựng nông thôn mới với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng và phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn huyện; một số xã đặc thù thì cần kết hợp giữa nông thôn mới nâng cao với phát triển đô thị và tại các xã vùng núi thì phát triển nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái… đây là những nền tảng cốt lõi, góp phần giúp Ba Vì bứt phá, nâng cao đời sống người dân. /.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.

Tin khác

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động