Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã áp dụng hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở doanh nghiệp, hộ kinh doanh khôi phục hoạt động sản xuất. Đặc biệt, chương trình giúp liên kết các đối tác kinh doanh, tăng giá trị nông sản và năng suất tiêu thụ hàng hoá.
Hơn 100 gian hàng tham gia Tuần hàng Việt tại huyện Ba Vì Nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản phẩm OCOP

Liên kết đầu ra cho nông sản

Là vùng đất địa linh “Núi Tản - Sông Đà”, Ba Vì có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch và sản xuất nông nghiệp. Nhờ những lợi thế từ thiên nhiên, nông dân huyện Ba Vì đem tới cho thị trường nhiều sản phẩm sạch, an toàn, đặc trưng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Tận dụng tiềm năng tự nhiên, Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Chu Quyến thu về mỗi tháng 100 triệu đồng nhờ việc kinh doanh rau sạch. Với tổng diện tích 4,2 ha, Chu Quyến đã đem đến thị trường nhiều loại rau đa dạng, cho các chuỗi siêu thị và cả các điểm bán sản phẩm OCOP ở Hà Nội. Toàn HTX có 23 hộ dân tham gia vào quy trình sản xuất nông sản an toàn, với các loại rau tiêu biểu như cải ngồng, cải xanh, su hào, cải bắp, mướp, rau dền, rau muống, bầu… Tùy thuộc vào diện tích đất của các hộ dân, ước chừng mỗi sào thu hoạch 3 vụ, một vụ thu về 4 triệu đồng, mỗi năm thu được 12 triệu đồng.

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP
Sản phẩm rau an toàn Ba Vì của Hợp tác xã nông nghiệp Chu Quyến.

Thành lập từ năm 2017 và tham gia OCOP từ năm 2020, Chu Quyến đã có 4 loại rau củ đạt chứng nhận 3 sao gồm mướp, mướp đắng, bầu, mồng tơi; và đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận. Nhờ vào việc tham gia OCOP, các sản phẩm của HTX có cơ hội quảng bá đến với nhiều người tiêu dùng.

Nhận thấy những hiệu ứng tích cực từ OCOP, ông Nguyễn Trung Dậu - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX nông nghiệp Chu Quyến cho biết: “Từ năm 2019 tới nay, rau sạch của chúng tôi bán được tương đối ít, cho đến khi tham gia chương trình quảng bá OCOP thì kết nối được thêm nhiều đối tác hơn. Chính vì thế mà chúng tôi có đầu ra để kết nối với các thương hiệu mới, các siêu thị lớn nhằm tiêu thụ sản phẩm trong khu vực Ba Vì nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung”.

Tương tự như HTX nông nghiệp Chu Quyến, hộ kinh doanh của ông Phan Ngọc Tú tham gia OCOP năm 2020 với các sản phẩm giò đà điểu, thịt đà điểu, gà Ba Vì, đã đem lại lợi nhuận gần 200 triệu đồng mỗi tháng. Ông Tú hiện có 3 cửa hàng bán lẻ để phục vụ khách du lịch, mỗi ngày bán được 30kg thịt, mang lại doanh thu gần 8 triệu đồng. Ông Phan Ngọc Tú cho biết, tham gia OCOP giúp anh kết nối thêm được nhiều đối tác tiêu thụ sản phẩm và có cơ hội quảng bá đặc sản của địa phương.

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP
Hộ kinh doanh Phan Ngọc Tú có đặc sản giò đà điểu, thịt đà điểu, gà Ba Vì đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao từ năm 2020.

Huyện Ba Vì nhiều năm qua cũng là địa điểm lý tưởng để phát triển giống bò sữa, chăn nuôi tại các thảo nguyên xanh rộng lớn. Nơi đây là nguồn cung cấp sữa bò dồi dào cho các nhà máy chế biến sữa trong và ngoài nước.

Tận dụng lợi thế từ nông sản có sẵn, Công ty cổ phần sữa Chị Vàng Ba Vì đã liên kết với hàng trăm hộ chăn nuôi bò sữa để sản xuất, chế biến ra gần 20 sản phẩm được làm từ sữa như sữa tươi, sữa thanh trùng, sữa chua, bánh sữa, caramel,... Cơ sở sản xuất của công ty rộng 1.000m2 hoạt động liên tục cho ra 3 tấn sản phẩm mỗi tháng và đem về doanh thu vài tỷ đồng.

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP
Cơ sở sản xuất của Công ty cổ phần sữa Chị Vàng Ba Vì.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, bà Phạm Thị Thanh Huyền - Giám đốc Công ty cổ phần sữa Chị Vàng Ba Vì - cho biết: “8 sản phẩm của công ty chúng tôi đã tham dự cuộc thi OCOP vào ngày 13/11/2021 và đã được đánh giá đạt 4 sao. Chúng tôi nhận thấy những tiềm năng đặc biệt khi tham gia OCOP, nhất là giúp chúng tôi liên kết thêm 3 đối tác tiêu thụ sản phẩm. Từ đó có động lực để nghiên cứu, sản xuất các dòng sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng và đến với thị trường trong nước cũng như quốc tế.”

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP
Nhiều sản phẩm chế biến từ sữa bò tham gia chứng nhận OCOP.

Cùng kinh doanh sản phẩm sữa, năm 2020, Công ty sữa nông trại Ba Vì đã có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Bà Nguyễn Thị Mai - Tổng Giám đốc Công ty sữa nông trại Ba Vì cho rằng, với điểm bán hàng OCOP, người tiêu dùng sẽ trở nên an tâm hơn với những sản phẩm được kiểm duyệt, có thương hiệu, đặc sản vùng miền của từng địa phương, đảm bảo an toàn. “Nhờ có chương trình OCOP, chúng tôi đã kết nối được rất nhiều hội chợ, siêu thị. Do đó, sản phẩm của chúng tôi luôn đáp ứng đủ đầu ra, thu mua đến đâu sản xuất hết đến đó”, bà Mai cho biết.

Nhận được sự hỗ trợ đắc lực

Trong thời gian qua, các cấp chính quyền huyện Ba Vì đã tích cực quy hoạch vùng sản xuất tập trung, sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú.

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP
Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội và lãnh đạo huyện Ba Vì đến thăm gian hàng tại các điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP.

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ba Vì, trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, huyện có 101 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng OCOP. Giai đoạn năm 2019-2020, 47 sản phẩm có đầy đủ giấy tờ chứng nhận sản phẩm sạch, an toàn. Trong số đó có 32 sản phẩm đạt 4 sao và 12 sản phẩm 3 sao.

Mới đây, Thành phố Hà Nội phấn đấu xếp hạng cho 400 sản phẩm, riêng huyện Ba Vì tham gia 54 sản phẩm và đã được Hội đồng thẩm định của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đánh giá, xếp hạng qua vòng 1; có 28 sản phẩm 4 sao và 26 sản phẩm đạt 3 sao.

Trong 1.054 sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì đã đóng góp 47 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trên cơ sở sản phẩm truyền thống của địa phương. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, quảng bá đến người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước.

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP
Người tiêu dùng tham quan, mua bán sản phẩm tại các chương trình xúc tiến thương mại do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì.

Để hoàn thành những kế hoạch được giao, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức nhiều hoạt động nhằm kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội và hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh; và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Nhờ các chương trình xúc tiến thương mại, sản phẩm nông sản huyện Ba Vì có thêm cơ hội tham gia vào những thị trường thương mại lớn hơn. Các sản phẩm mang tính đặc trưng, là đặc sản truyền thống như: Sữa Ba Vì, Chè Ba Vì, Miến dong Minh Hồng, Khoai lang Đồng Thái, Gà đồi Ba Vì,… nay có dịp giới thiệu đến nhiều kênh tiêu thụ.

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, trong thời điểm vừa phòng, chống dịch, vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, huyện đã chỉ đạo Phòng kinh tế cùng với Sở Công Thương và các đơn vị để tổ chức chương trình quảng bá cho các sản phẩm OCOP đến với nhiều khách hàng. Lãnh đạo huyện sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các sản phẩm được chứng nhận OCOP thực hiện buôn bán tại địa phương.

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm OCOP
Ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì.

“Bên cạnh đó, huyện Ba Vì cũng tích cực tuyên truyền, đề nghị các đơn vị trong địa bàn huyện mạnh dạn trưng bày nhiều sản phẩm giao lưu, quảng bá, kết nối thị trường trong toàn Thành phố”, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì nhấn mạnh.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa có khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, trong thời điểm diễn ra hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt và chương trình chính thức, hạn chế phương tiện có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên quốc lộ 6, quốc lộ 279 và quốc lộ 12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên và ngược lại.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Chương Mỹ: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Chương Mỹ: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Chương Mỹ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội ký giao kết thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội ký giao kết thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

(LĐTĐ) Chiều nay (23/4), tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP, đại diện 6 đơn vị thuộc Cụm thi đua số 7 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã ký giao kết thi đua năm 2024 và bàn kế hoạch triển khai công tác năm 2024.
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

(LĐTĐ) Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc sức bền 24h khổng lồ”, từ ngày 20/4/2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “Thử thách bền bỉ hơn” trên Tiktok, “Thử thách 7 ngày bền bỉ hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.
Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, các chuyên gia đã giải đáp cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhiều câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, chính sách đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động...
Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Câu chuyện về “rác thải cồng kềnh” không phải bây giờ mới được nhắc đến, tuy nhiên, cùng với muôn vẻ đổi thay của đô thị, sự bất cập, lúng túng trong xử lý vấn đề này đang dần trở nên nổi cộm.

Tin khác

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

(LĐTĐ) VN-Index tăng 15 điểm trong phiên đầu tuần. Các mã ngân hàng, chứng khoán dẫn đầu đà tăng trong khi thanh khoản thị trường giảm sâu, dòng tiền thận trọng sau cú rơi hơn 100 điểm vừa qua.
Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (22/4) do không đủ số doanh nghiệp đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc.
Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

(LĐTĐ) Sáng nay (22/4), trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sụt giảm thì tỷ giá USD vẫn tăng vọt. Hiện giá USD tại các ngân hàng thương mại đã lập đỉnh lịch sử khi bán ra ở mức 25.473 đồng.
Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện với các dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện với các dự án sử dụng LNG nhập khẩu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến công khai đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG.
Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào 10h sáng ngày 22/4 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Giá vàng hạ nhiệt, tỷ giá USD vẫn cao

Giá vàng hạ nhiệt, tỷ giá USD vẫn cao

(LĐTĐ) Do một số nhà đầu tư đã tranh thủ bán chốt lời nên giá vàng hạ nhiệt, đóng cửa ở mức khoảng 2.392 USD/ounce. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dù công bố bán USD cho các ngân hàng thương mại nhưng giá USD vẫn cao.
Xem thêm
Phiên bản di động