ATGT đường sắt: “Nỗi lo tử thần” từ đường cắt dân sinh
Ủy ban ATGTQG: Yêu cầu chấn chỉnh ATGT đường sắt |
Trên địa bàn thành phố có hàng trăm km đường sắt, đây là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, nối liền thủ đô Hà Nội với mọi miền của Tổ quốc. Dọc theo đường sắt trong khu vực nội thành vẫn còn nhà, lán tạm nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt, thậm chí người dân còn bày bán hàng hóa, thực phẩm, nấu ăn, sinh hoạt ngay cạnh đường sắt. Nhiều đoạn đường sắt chạy qua khu dân cư không có hàng rào bảo vệ hành lang an toàn, nên mỗi khi đến giờ tàu chạy qua điểm giao cắt, nhân viên đường sắt phải vất vả mới có thể kéo rào cản bảo vệ ngăn những trường hợp liều lĩnh băng qua.
Có thâm niên gần 20 năm làm nhân viên các trạm gác chắn tàu, anh Phan Lê Văn (nhân viên trạm gác chắn Nguyễn Thái Học) không thể quên được những lần phải ngăn cản người dân băng qua đường sắt khi đang đóng gác chắn, tàu sắp tới. Theo anh Văn, chuyện người dân cố tình vượt qua gác chắn, dù đã có chuông báo dường như trở thành chuyện thường ngày. Thậm chí, mặc cho đèn còi tín hiệu vẫn đang báo và barie đã được đóng, nhiều người vẫn cố chạy xe, lớn tiếng và còn văng tục đòi mở gác chắn cho đi. Điều đáng lo ngại là, ngoại trừ một vài điểm ở gần khu vực đông dân cư có rào chắn ngang, còn lại là nhiều đường ngang không hợp pháp.
Đường dân sinh qua đường tàu tiềm ẩn nhiều rủi ro TNGT |
Theo ghi nhận của PV, trên đoạn đường sắt kéo dài hơn 1 km từ đường Lê Duẩn tới nút giao Đại Cồ Việt - Xã Đàn có tới gần 20 điểm giao cắt với đường ngang dân sinh (thuộc các P.Khâm Thiên, P.Trung Phụng, P.Phương Liên) do người dân tự mở. Vì vậy, chỉ cần một chút sơ suất, thiếu quan sát… nguy cơ tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Ông Nguyễn Văn An (Lê Duẩn, Hà Nội) cho biết, ông không nhớ rõ bao nhiêu lần gặp cảnh người đi qua đường tàu bị kẹt xe trong khi tàu sắp đến. Mặc dù đã có biển báo quan sát và còi báo hiệu nhưng nhiều người vẫn chủ quan, người thì đội mũ bảo hiểm trùm kín tai thiếu quan sát, người lại dừng giữa đường ray nghe điện thoại… mặc người dân la hét, hô hào vẫn không biết là tàu sắp đến, tới khi được người khác chạy lại đẩy ra thì mới giật mình. “Có nhiều người vô ý thức đến nỗi chúng tôi nhắc tàu, họ còn giễu lại “biết rồi nói mãi”, ông An chia sẻ.
Chỉ tính riêng trong quý I/2015 đã xảy ra 116 vụ tai nạn giao thông đường sắt, khiến 53 người chết, 63 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu do người dân, các phương tiện đường bộ (xe máy, ô tô) đi ngang qua đường sắt không chú ý quan sát dẫn đến tai nạn. Đặc biệt, đã có 47 vụ ô tô đâm vào đoàn tàu, trong đó 14 vụ có người chết và bị thương. Trong các tuyến đường sắt thì tuyến Hà Nội - TP.HCM có số vụ tai nạn cao nhất, chiếm 80%; tuyến Hà Nội - Lào Cai chiếm 6%, Hà Nội - Hải Phòng chiếm 4%... |
Trước tình hình này, từ ngày 22/5, Công an TP Hà Nội đã triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng và trật tự, an toàn vận tải đường sắt trên các tuyến thuộc địa bàn Hà Nội. Công tác kiểm tra, xử lý tập trung vào các đối tượng người và phương tiện tham gia giao thông tại đường ngang; nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu; lực lượng cảnh giới đường ngang; các tổ chức, cá nhân thi công công trình đường sắt và vi phạm kết cấu hạ tầng. Các đơn vị kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và các đơn vị vận tải đường sắt; hành vi buôn bán, họp chợ, để vật liệu trong phạm vi an toàn giao thông đường sắt; xây dựng lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt…
Thực tế cho thấy, việc kiểm tra, xử lý vi phạm vẫn chỉ là giải pháp hành chính và tạm thời, cốt yếu của vấn đề vẫn là ý thức của người dân. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động, thuyết phục…
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó TGĐ Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, từ năm 2007, VNR đã xây dựng lộ trình, tính toán kinh phí để xóa bỏ dần những đường ngang giao cắt với tuyến đường sắt chính, giải tỏa dân cư khu vực hai bên hành lang nhưng vẫn chưa có nhiều tiến triển. “Việc xóa bỏ dần các lối đi dân sinh chưa thực hiện được do chưa có kinh phí làm đường gom và rào chắn. Chúng tôi cũng xác định, không thể xóa bỏ được các đường ngang dân sinh đã tồn tại. Trên thực tế, có những đường ngang chúng tôi đã chôn cột để ngăn phương tiện đi qua nhưng người dân lại nhổ cột lên...”, ông Hoạch cho biết.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41