Áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc: Nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa sẵn sàng

Để đạt mục tiêu đến ngày 1/7/2022 phải hoàn tất việc triển khai hoá đơn điện tử (HĐĐT) trên toàn quốc, ngành Thuế đã thực hiện các giải pháp đồng bộ và thống nhất, nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi chuyển đổi.
Kích hoạt hệ thống hoá đơn điện tử góp phần thúc đẩy chuyển đổi số Công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc

Trở ngại trong quản lý đầu vào - đầu ra

Theo Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 tất cả các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, song qua quá trình thí điểm (từ 31/12/2021) đến nay một số doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc cần được xử lý.

Áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc: Nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa sẵn sàng
Công ty CP TS24 tư vấn triển khai hóa đơn điện tử cho khách hàng. Ảnh BT

Bà Trần Thu Hòa - Chủ hộ kinh doanh cá thể chăn, ga, gối tại huyện Thường Tín (Hà Nội) chia sẻ: “Từ trước đến giờ tôi chỉ dùng hóa đơn bán hàng, không dùng hóa đơn giá trị gia tăng. Chỉ có hóa đơn “đầu ra” chứ chưa hề biết “đầu vào”. Tôi cũng không biết dùng máy tính, việc bật, tắt, chạy phần mềm kê khai còn không biết làm chứ chưa nói đến việc quản lý “đầu vào”, “đầu ra”. Hơn nữa, hộ kinh doanh kê khai cũng không được khấu trừ thuế như công ty, chúng tôi muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp nhưng nghe nói thủ tục chuyển đổi cũng rất phức tạp”.

Là đơn vị triển khai phần mềm hóa đơn điện tử cho hàng nghìn doanh nghiệp tại miền Bắc, ông Nguyễn Khánh Toàn - Đại diện Công ty CP TS24 cho biết, vừa qua, trong quá trình triển khai đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, có nhiều người dân còn gặp khó khăn khi chuyển đổi.

Khó khăn thứ nhất đối với người dân là trước đây hộ kinh doanh thường chỉ làm theo phương pháp khoán nên việc quản lý kế toán chưa được bài bản. Họ chưa quen quản lý hóa đơn “đầu vào”, “đầu ra”, quản lý thu chi theo Sổ sách kế toán. Theo thói quen cũ từ xưa, họ chỉ xuất hóa đơn cho khách hàng có yêu cầu.

Mặt khác, hóa đơn bán hàng của hộ cá thể không có khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Nhưng đối với người mua, nhất là đối với người mua là doanh nghiệp, họ sẽ lấy hóa đơn giá trị gia tăng nhiều hơn là hóa đơn bán hàng. Còn người bán hàng xuất hóa đơn bán hàng ra họ cũng cũng không được khấu trừ thuế. Nhiều hộ kinh doanh bày tỏ ý định chuyển sang doanh nghiệp, vừa được khấu trừ thuế mà lại quản lý thuế sẽ dễ hơn.

Còn về mặt kỹ thuật, có nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa kịp tiếp cận với công nghệ thông tin, chưa quen dùng máy tính, phần mềm. “Phần mềm tương đối dễ dùng, nếu hộ nào đã đăng ký hình thức kê khai thì họ sẵn sàng nắm bắt để sử dụng. Vấn đề vẫn là tư duy về quản lý hóa đơn. Nếu hiểu được quy trình thì phần mềm sẽ không phải là trở ngại chính”, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết.

Theo truyền thống, đại bộ phận người dân vẫn cho rằng hóa đơn thì đồng nghĩa với chứng từ bằng giấy. Tại nhiều vùng nông thôn hoặc vùng xa, HĐĐT chưa được nhiều người biết đến nên khi xuất cho khách hàng, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho khách hàng hiểu thế nào là HĐĐT và tính pháp lý của hóa đơn này. Ở nhiều nơi, số hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ chiếm tới 90% thì việc áp dụng 100% HĐĐT là thách thức không nhỏ. Trong quá trình thí điểm từ năm 2021 đến nay, không ít trường hợp làm sai quy trình, sai thông tin hóa đơn.

“Về tình huống này, ngành Thuế đã có hướng dẫn xử lý. Trong trường hợp hóa đơn đã phát hành và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai sót thì người mua và người bán thỏa thuận về việc xóa bỏ hóa đơn sai. Trong trường hợp hóa đơn đã phát hành và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên và ghi rõ sai sót. Tuy nhiên việc xử lý hóa đơn sai sót trong thời gian mới triển khai vẫn còn nhiều lúng túng cho đơn vị phát hành hóa đơn, người sử dụng”, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết thêm.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Khánh Toàn, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận tốt với HĐĐT và cho biết đã giảm được nhiều chi phí khi sử dụng HĐĐT. Để đạt mục tiêu đến 1/7/2022 áp dụng 100% HĐĐT thành công, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành Thuế và các cơ quan, ban, ngành liên quan. Đặc biệt cần sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, địa phương trong tuyên truyền, phổ biến tới người dân, doanh nghiệp và vận động cũng như bắt buộc (khi đến hạn) doanh nghiệp triển khai thực hiện HĐĐT.

Hướng tới lợi ích chung

Việc ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hoá đơn giấy là việc làm vô cùng hữu ích cho người dân và doanh nghiệp. Tại Hội thảo “Hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020 và Thông tư số 78/2021 - Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng”, ông Nguyễn Văn Phụng - Cục trưởng Cục thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) nhận định, qua thời gian thử nghiệm cho thấy, HĐĐT mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua cũng như cơ quan quản lý thuế.

Với người bán, HĐĐT tiết kiệm được lượng giấy tờ lớn. Việc lưu trữ cũng đơn giản hơn nhiều. Mặt khác, giao dịch được thực hiện ngay. Tương tự người mua cũng có những lợi ích như vậy. Đặc biệt, qua giao dịch điện tử, người bán, người mua và cơ quan Nhà nước có thể kiểm tra, nắm được các giao dịch, có thể kiểm tra chéo lẫn nhau, không lo lắng hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, không lo bị loại trừ chi phí…. khi kết nối dữ liệu về cơ quan thuế, bảo đảm cho một thị trường kinh doanh trung thực, lành mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phụng, với các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp có nhiều thứ thay đổi, như: Cách làm khác, quản trị khác, tư duy cũng khác nên họ sẽ gặp khó hơn khi thực hiện. Lâu nay là hộ kinh doanh, với tư duy “tiền trao, tráo múc”, bán đứt là xong nhưng khi chuyển đổi thành doanh nghiệp thì cần giữ chứng từ, hoá đơn, đầu ra - đầu vào. Thậm chí, chỉ riêng việc viết hoá đơn cũng là mới đối với họ cho nên thực hiện HĐĐT còn bỡ ngỡ.

Một số ý kiến cũng e ngại, ở một số tỉnh thành, để 100% doanh nghiệp áp dụng HĐĐT là thách thức không nhỏ vì có tới 90% doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa nên điều kiện về đầu tư hạ tầng và trình độ nhân lực bộ máy chưa tương xứng. Đó là chưa nói đến nhiều doanh nghiệp tại các địa phương miền núi, việc cung cấp dịch vụ HĐĐT còn hạn chế, bất cập.

Để đạt mục tiêu đến ngày 1/7/2022 áp dụng bắt buộc HĐĐT trên toàn quốc, chấm dứt hoá đơn giấy, hợp đồng điện tử cũ, ngành Thuế đã đi rất nhiều bước thận trọng, chắc chắn, hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Ngành Thuế đã từng bước yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp và hoá đơn phải tăng cường nhân lực, giải pháp để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tỉ mỉ, cẩn thận tại các chi cục Thuế, cục Thuế.

Trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đều tính toán cắt giảm chi phí đầu vào, giảm bộ máy gián tiếp, thì việc sử dụng HĐĐT là một giải pháp hữu hiệu. HĐĐT cũng là kênh giám sát, quản lý doanh thu thuế tại các doanh nghiệp nên cần được hướng dẫn áp dụng nghiêm chỉnh và thực chất./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng trên mọi lĩnh vực, các Công đoàn cơ sở (CĐCS) cũng không đứng ngoài cuộc. Đặc biệt tại khối doanh nghiệp, nơi người lao động (NLĐ) đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ quá trình số hóa sản xuất và quản trị, các CĐCS đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm thích ứng với thời đại mới.
Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người học đưa ra những lựa chọn đúng đắn về ngành nghề và con đường học tập. Việc tư vấn, hướng nghiệp đúng, trúng và hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho việc đào tạo được nguồn nhân lực, nhân tài, góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có năng lực chuyên môn, tay nghề cao, từ đó thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.

Tin khác

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động