Ăn nội tạng động vật như thế nào cho tốt?
Bệnh ở túi mật và cách phát hiện sớm | |
Thu giữ hàng tấn nội tạng hôi thối |
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tim, gan, thận, ruột và não... của động vật là một phần trong chế độ ăn uống hằng ngày. Trong khi đó, nội tạng động vật lại không thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người Mỹ. Chỉ có một số bộ phận nhỏ thích ăn vài món nhất định với nguyên liệu là nội tạng như món ruột lợn và pa tê.
Ruột động vật có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm, ký sinh và gây bệnh cho người. Ảnh: Internet |
Nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng nội tạng động vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Song mọi thứ đều tiềm ẩn một mối rủi ro nào đó. TS Manny Alvarez, biên tập viên quản lý cao cấp của Fox News Channel, trưởng bộ môn Sản phụ và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y tế ĐH Hackensack ở Mỹ, đã giải đáp thắc mắc ăn nội tạng động vật có thể bị rủi ro gì và ăn như thế nào để bảo vệ sức khỏe.
Một số nội tạng động vật, điển hình là gan, có hàm lượng vitamin A rất cao. Thực tế cho thấy hàm lượng vitamin A của nó dồi dào tới mức khiến các chuyên gia dinh dưỡng rất quan tâm. Cách đây nhiều thế kỷ, đã có những trường hợp ngộ độc thức ăn có vitamin được ghi nhận như việc các thủy thủ bị ngộ độc khi ăn gan gấu trắng Bắc cực. Tuy vậy, gan động vật cũng là nguồn thực phẩm dồi dào khoáng chất sắt, folate, canxi, đồng và kẽm.
Bên cạnh lợi ích dinh dưỡng mà nó đem lại, gan cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định. Ví như trung bình 100 g gan chứa 1,2 g chất béo bão hòa và 302 mg cholesterol, nhiều hơn lượng cholesterol tối đa hằng ngày được cho phép sử dụng đối với người khỏe mạnh (300 mg) và người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim (200 mg).
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu gần đây đã đặt sự nghi vấn về cholesterol và chất béo bão hòa là những tác nhân gây ra bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vẫn luôn khuyến cáo người dân rằng chất béo bão hòa chỉ nên giữ ở mức thấp hơn 5%-6% lượng calo tiêu thụ hằng ngày.
Gan động vật chứa nhiều vitamin A và các khoáng chất nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định. Ảnh: Internet |
Ngoài ra, ở gan và thận động vật là các loại nội tạng có thể chứa độc tố nếu con vật đó bị nhiễm chất độc từ thức ăn hoặc môi trường.
Các cơ quan nội tạng khác có thể không chứa nhiều chất độc nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro khác. Như ruột, nếu không được chế biến sạch và nấu chín đúng cách (nấu trong thời gian dài) có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm, ký sinh và gây bệnh cho người. Các món ăn được chế biến từ não động vật cũng có thể liên quan đến việc truyền những bệnh hiếm, điển hình là bệnh bò điên ở người.
Nếu có một bộ phận nội tạng nào của động vật mang lại lợi ích sức khỏe cao với rủi ro tương đối thấp (ngoài việc chứa nhiều cholesterol cao) thì đó là tim. Song chúng nên được nấu chín kỹ giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, có thể xay và trộn cùng với thịt để chế biến món ăn.
Hầu hết nội tạng động vật đều an toàn nếu bạn sử dụng với tần suất thấp và đảm bảo an toàn về nguồn gốc, vệ sinh, sơ chế và chế biến kỹ càng. Nhưng với những ai thường xuyên ăn gan, lòng, thận... từ động vật thì nên cân nhắc về các nguy cơ sức khỏe.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05