7 doanh nghiệp được thực hiện thí điểm đưa thực tập sinh kỹ năng hộ lý sang Nhật Bản
Chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản | |
Rộng mở cơ hội việc làm cho thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản |
Theo đó, 7 doanh nghiệp được phép đưa hộ lý đi Nhật bao gồm: Công ty TNHH Nhật Huy Khang-NHHK Co.ltd; Công ty CP Đầu tư và Thương mại tạp phẩm Sài Gòn-Tocontap Saigon JSC; Công ty TNHH Nhân lực Mirai-Mirai Human Resources Co.ltd; Công ty TNHH MTV dịch vụ quốc tế Sài Gòn-Saigon Inserco; Công ty TNHH Dũng Giang-DG Co.ltd; Công ty CP PTNL và TM Việt Nam-Vinammex và Công ty CP VNJ-VNJ.
Dolab yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký hợp đồng theo đúng quy định, trong đó bảo đảm các nội dung sau: Doanh nghiệp chỉ được phép tuyển chọn những đối tượng đã có kinh nghiệm làm công việc hộ lý theo quy định của Nhật Bản để đưa vào đào tạo, với những tiêu chí cụ thể như người có kinh nghiệm chăm sóc cuộc sống thường ngày, hỗ trợ luyện tập phục hồi chức năng hay hồi phục sau bệnh tại cơ sở hộ lý hoặc tại nhà… cho người cao tuổi hoặc người khuyết tật; người đã tốt nghiệp khóa học điều dưỡng hoặc có chứng chỉ điều dưỡng do nước phái cử cấp; người đã nhận được chứng nhận hộ lý do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Thực tập sinh hộ lý Nhật Bản phải đạt trình độ tiếng Nhật N3 hoặc tương đương. Ảnh minh họa. Nguồn Lao động |
Ngoài các tiêu chí trên, các ứng viên này cũng phải đạt trình độ tiếng Nhật N4 hoặc tương đương trở lên, chi phí đào tạo tiếng Nhật sẽ do phía Nhật Bản hỗ trợ toàn bộ. Mức lương mà các ứng viên này khi sang Nhật làm việc được quy định tối thiểu không thấp hơn người Nhật làm cùng công việc.
Bên cạnh đó, theo yêu cầu đặc biệt của chương trình này, thực tập sinh hộ lý sau 1 năm nhập cảnh phải đạt trình độ tiếng Nhật N3 hoặc tương đương mới đủ điều kiện tiếp tục ở lại làm việc. Vì vậy, để tránh xảy ra các phát sinh không đáng có như sau khi về nước không nhận lại được phí dịch vụ đã đóng của năm 2 và năm 3, Cục Quản lý lao động ngoài nước lưu ý người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Nhật Bản theo chương trình này cần làm rõ mức phí dịch vụ với công ty phái cử ngay từ trước khi ký hợp đồng.
Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ phối hợp thông tin với Tổ chức thực tập kỹ năng người nước ngoài (OTIT) để hai bên rà soát, xem xét có thể áp dụng biện pháp dừng tiếp nhận hồ sơ phái cử thực tập sinh ngành hộ lý đối với những doanh nghiệp và đoàn thể quản lý để xảy ra nhiều phát sinh, có tỉ lệ thực tập sinh hộ lý phải về nước sau 1 năm nhập cảnh hoặc có tỉ lệ thực tập sinh hộ lý bỏ hợp đồng cao.
P.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23