6 tỉnh, thành phố tham gia trình diễn cây Nêu tại Hà Nội
Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Nhiều chương trình đặc sắc tại Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" 2021 Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc |
Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa, thiết thực chào mừng 93 năm Ngày Truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023), kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Theo Ban Tổ chức, lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” năm 2023 và Ngày hội Trình diễn cây Nêu, giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II sẽ diễn ra tối 23/11 với sự tham dự của 500 đại biểu.
Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung thông tin: Ngày hội Trình diễn cây Nêu, giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II sẽ có đồng bào 6 tỉnh, thành phố tham gia trình diễn cây nêu dựng tại gian trưng bày triển lãm.
Trong đó, Đắk Lắk trình diễn cây Nêu gắn với nghi lễ về sức khỏe của đồng bào Ê đê; Sơn La có cây Nêu gắn với dân tộc Thái; Đà Nẵng có cây Nêu gắn với đồng bào Cơ tu; Thanh Hóa là cây Nêu gắn với dân tộc Mường; Quảng Nam sẽ là cây Nêu của đồng bào Cadong, còn Lai Châu sẽ là cây Nêu của dân tộc Thái.
Nhiều hoạt động diễn ra trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” 2023. |
Tiếp đó là phần tái hiện các nghi lễ văn hóa, lễ hội của đồng bào dân tộc Nùng và dân tộc Mường. Cụ thể, đồng bào Nùng tái hiện trích đoạn lễ cấp sắc pụt (lẩu pụt) nghi thức truyền thống. Đây là một thủ tục bắt buộc đối với người muốn làm nghề cúng bái. Lễ tổng hợp nhiều nghi lễ cúng tổ tiên, giải xung, giải hạn…và được thực hiện với sự tham gia của các lực lượng Tào, Pụt, Mo. Các nghi lễ này hướng đến việc tống tiễn những cái xấu đi, đón điều tốt đẹp đến để làm phong quang cửa nhà của người được cấp sắc. Lễ cấp sắc của người Nùng được tiến hành một lần trong chu kỳ vòng đời và diễn ra trong 2 ngày.
Đồng bào Mường sẽ tái hiện Lễ hội thưởng hoa (Pôồn Pôông). Đây là lễ hội đã có từ xa xưa, có người cho rằng nó bắt nguồn từ sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Trong tiếng Mường, “Pồôn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, bông hoa; “Pồôn Pôông” có nghĩa là nhảy múa bên hoa. Chủ của lễ hội là ậu máy (còn gọi là bà máy), người có uy tín trong làng, cùng những người diễn trò múa hát xung quanh cây bông - vật trung tâm của lễ hội.
Cây bông là biểu tượng của vũ trụ, dựng cây bông đồng nghĩa với việc trả ơn thần linh, mời thần linh về chung vui cùng con người. Lễ hội Pồôn Pôông gồm phần lễ và phần hội (diễn trò). Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại phong tục, tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa của đồng bào Mường...
Cùng với đó là Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ; Tây Nguyên và Tây Bắc với phần biểu diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống các dân tộc; ẩm thực; trình diễn nghệ thuật dệt vải, chế tác nhạc cụ, trò chơi dân gian..
Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 sẽ giới thiệu đến công chúng 160 bức ảnh chọn lọc về 54 dân tộc Việt Nam...
Theo Quyền Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung, từ đầu năm 2023 đến nay, Làng đã đón khoảng 500.000 du khách tới tham quan, vượt xa chỉ tiêu của cả năm 2023. Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” là hoạt động thường niên tại Làng, góp phần lan toả, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hoá 54 dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Thông qua đó, đồng bào các địa phương tăng cường liên kết, phối hợp bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch tại Làng...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09