41 địa phương hoàn thành giải ngân tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, có 41 địa phương đã hoàn thành giải ngân 100% tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động so với số đề nghị; chỉ còn 6 tỉnh giải ngân dưới 80% là những địa phương có số lượng hồ sơ lớn.
TP.HCM mới giải ngân được gần 7% gói hỗ trợ thuê nhà cho người lao động Mới giải ngân được hơn 787 tỷ đồng tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động

Ngày 7/9, thông tin về kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTBXH cho biết, tính đến nay, ngoài 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng không có đối tượng, 60 tỉnh, thành phố đã tiếp nhận được hơn 5,2 triệu lượt lao động với kinh phí hơn 3,7 nghìn tỷ đồng (tương đương với gần 58% kinh phí đề xuất ban đầu), phê duyệt được hơn 5 triệu lượt lao động với kinh phí hơn 3,6 nghìn tỷ đồng (96,6% số hồ sơ đề nghị) và thực hiện chi trả cho hơn 4,6 triệu lượt lao động với kinh phí hơn 3,1 nghìn tỷ đồng (86,1% số hồ sơ đã được phê duyệt; 83,3% số hồ sơ đề nghị).

Hiện nay, có 41 địa phương hoàn thành giải ngân 100% so với số đề nghị; chỉ còn 6 địa phương giải ngân dưới 80% so với số đề nghị (Bình Dương, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hưng Yên). Những địa phương chưa hoàn thành giải ngân là những địa phương có số lượng hồ sơ lớn.

Bộ LĐTBXH khẳng định, Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg đã hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, minh bạch và giúp cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, lao động thuộc các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước giảm bớt khó khăn, ổn định và duy trì sản xuất, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của các địa phương chậm, theo Bộ LĐTBXH là do một số nguyên nhân.

41 địa phương hoàn thành giải ngân tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động
Một dãy nhà trọ của công nhân ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh minh họa.

Trước hết, do một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, tinh thần trách nhiệm chưa cao; chưa quyết liệt trong việc triển khai chính sách; việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách còn chậm; công tác thông tin, tuyên truyền chưa đầy đủ, kịp thời.

Cùng với đó, mặc dù trình tự, thủ tục thực hiện đã được đơn giản hóa trong Quyết định 08/2022/QĐ-TTg, nhưng trong quá trình thực hiện tại một số địa phương, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động cung cấp các giấy tờ bổ sung để chứng minh về tình trạng ở thuê, ở trọ như hợp đồng thuê nhà, giấy đăng ký kinh doanh của chủ nhà trọ, giấy đăng ký tạm trú, kéo dài thời gian thẩm định hồ sơ xác minh tình trạng cư trú của người lao động.

Một nguyên nhân nữa là người sử dụng lao động chưa thực sự tìm hiểu về các điều kiện được hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, doanh nghiệp còn chưa chủ động trong việc triển khai thực hiện, công tác tuyên truyền đến người lao động; nhiều doanh nghiệp sợ bị thanh, kiểm tra, liên đới trách nhiệm nên không thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn và lập danh sách đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Việc lập và gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg còn muộn do muốn gộp 3 tháng vào làm thủ tục 01 lần nên đến giữa tháng 7/2022, hầu hết người sử dụng lao động mới tiến hành các thủ tục đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động… Một số doanh nghiệp cung cấp thông tin chưa chính xác nên khi thẩm định phát hiện, gửi lại doanh nghiệp yêu cầu hoàn chỉnh lại hồ sơ; một số hồ sơ đã phê duyệt, chuyển kinh phí nhưng do sai số tài khoản nên chuyển trả lại.

Bộ LĐTBXH cũng cho biết, kinh phí đề nghị hỗ trợ đến nay thấp hơn dự kiến ban đầu khá nhiều (khoảng 54,83% so với 6.600 tỷ đồng), lý do năm 2021 khi xây dựng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương báo cáo nhu cầu số lượng lao động và dự kiến kinh phí hỗ trợ lên tới khoảng 6.600 tỷ đồng (một số địa phương thống kê cả lao động đang làm việc không thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng Quyết định, dự kiến số lao động quay trở lại thị trường lao động nhiều, kinh phí hỗ trợ dự kiến tính đủ 3 tháng tiền thuê nhà, nhưng có nhiều người lao động chỉ thuê nhà và xin đề nghị hỗ trợ theo số tháng thực tế thuê nhà là 1 tháng hoặc 2 tháng).

Hiện nay các tỉnh, thành phố đang cố gắng thẩm định để giải ngân, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn để các tỉnh, thành phố đẩy nhanh hơn nữa tốc độ thẩm định, giải ngân. Bộ LĐTBXH nhấn mạnh, việc triển khai chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà của các tỉnh, thành phố sẽ là một trong những căn cứ để theo dõi, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội ở từng địa phương.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

(LĐTĐ) Để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%), người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

(LĐTĐ) Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
Xem thêm
Phiên bản di động