150 hiện vật trưng bày về "Đại tướng Văn Tiến Dũng - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh"

(LĐTĐ) Ngày 28/4 tới đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày về “Đại tướng Văn Tiến Dũng - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022); kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Đại tướng (2/5/1917 - 2/5/2022).
Tự hào về người thư ký ban thường trực Liên đoàn Lao động Văn Tiến Dũng Đại tướng Văn Tiến Dũng - người chiến sĩ cộng sản kiên trung Triển lãm kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Văn Tiến Dũng

Trưng bày về “Đại tướng Văn Tiến Dũng - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh” giới thiệu 150 tài liệu hiện vật, hình ảnh gồm 3 chủ đề: Người con ưu tú của Hà Nội; Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh và Nhớ về Đại tướng.

Điểm nhấn của Trưng bày làm nổi bật dấu ấn, vai trò của Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tại Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) từ năm 1968 - 1975. Tại đây, theo sự phân công của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã nhiều lần rời căn phòng làm việc, trực tiếp vào chỉ huy các mặt trận “nóng bỏng”, có tính chất bước ngoặt của cuộc chiến.

150 hiện vật trưng bày về
Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh Chiến dịch, đồng chí Phạm Hùng - Chính ủy, đồng chí Lê Đức Thọ - Đại diện Ban chấp hành TW Đảng tại mặt trận.

Đặc biệt, giữa những ngày giáp Tết năm Ất Mão (1975), có một vị Tổng Tham mưu trưởng đã bí mật rời Tổng Hành dinh (Nhà D67) vào Tây Nguyên, chỉ huy những đòn tấn công chiến lược, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Những ngày xuân lịch sử đó đã toàn thắng với chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch mà Đại tướng được Bộ Chính trị giao trọng trách làm Tư lệnh.

Đại tướng Văn Tiến Dũng (2/5/1917 - 17/3/2002) là vị tướng tài ba, nhà quân sự xuất sắc của dân tộc Việt Nam. Sinh ra trong gia đình nghèo tại làng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, chàng trai Văn Tiến Dũng đã sớm phải bỏ học, vào làm công cho các xưởng dệt để kiếm sống. Tại đây, dưới sự áp bức của chế độ thực dân, Văn Tiến Dũng đã tham gia và hoạt động tích cực trong phong trào công nhân và sớm được giác ngộ cách mạng.

Trải qua nhiều gian khó trong phong trào đấu tranh, trưởng thành trong chiến đấu, năm 1953, đồng chí được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và là Tổng Tham mưu trưởng lâu nhất trong lịch sử: 25 năm.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bộ Chính trị, tại Tổng Hành dinh, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo các mặt trận, đánh thắng nhiều chiến dịch lớn; bảo vệ Hà Nội, miền Bắc trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ…

Đặc biệt, trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng thường xuyên có mặt tại chiến trường, trực tiếp chỉ huy các chiến dịch then chốt, như: chiến dịch Đường 9 - Nam Lào; Trị - Thiên; chiến dịch Tây Nguyên, và đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Viết về Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Đại tướng Văn Tiến Dũng - Một vị tướng có tinh thần quyết thắng lớn và tài thao lược xuất chúng, một người cộng sản kiên cường, bất khuất - đã cống hiến cả cuộc đời cho lý tưởng của Đảng, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Trưng bày mở cửa phục vụ du khách tham quan từ ngày 28/4/2022. Đặc biệt trong chương trình có buổi gặp gỡ, tọa đàm cùng các nhân chứng lịch sử và đại diện gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Trưng bày cũng có phiên bản giới thiệu trực tuyến tại website: trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trả lời về việc ...
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính ...
Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được ...
Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

(LĐTĐ) Trong thời đại bùng nổ dữ liệu và chia sẻ toàn cầu trên mạng Internet hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ...
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học ...
Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

(LĐTĐ) Với chiêu thức dụ dỗ, lôi kéo tinh vi, thời gian qua, loại hình “tour du lịch 0 đồng” đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đối tượng bị lôi ...
Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc xây dựng đời sống văn hóa và đô thị văn minh luôn được các cấp, ngành, địa phương tại Hà Nội dốc sức thực hiện. “Quả ...

Tin khác

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính sách thu hút và sử dụng nhân tài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Khắc phục tình trạng Hà Nội thì “nuôi”, khi trưởng thành thì chọn nơi khác để phát triển.
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng những không gian sáng tạo là yếu tố then chốt, cần thiết để tạo ra sản phẩm văn hóa, mang đến lợi ích kinh tế - xã hội.
Phụ nữ, hãy giữ cho mình sự tự tôn!

Phụ nữ, hãy giữ cho mình sự tự tôn!

(LĐTĐ) Đêm muộn, sau một chuyến bay dài, tôi ngồi nghỉ tại sảnh của sân bay. Trong dòng người di chuyển ra phía cửa, ánh mắt tôi chạm vào một phụ nữ đang kéo một vali đồ khá nặng, tay dắt con nhỏ, tất tả bước vội theo một người đàn ông phong độ thảnh thơi xách một chiếc cặp nhỏ đi phía trước. Đứa bé bi bô gọi: “Bố ơi, chờ con...”. Dõi theo bóng họ, tôi lặng lẽ suy ngẫm về sự tự tôn của phụ nữ.
Văn hóa và hiền tài làm nên văn hiến Thăng Long - Hà Nội

Văn hóa và hiền tài làm nên văn hiến Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” do thành phố Hà Nội tổ chức ngày 21/3, GS.TS Đặng Cảnh Khanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên cho rằng, nói tới văn hiến Thăng Long là nói tới văn hóa Thăng Long kết hợp với kẻ sĩ đất Thăng Long.
Đặc sắc không gian văn hoá trải nghiệm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội

Đặc sắc không gian văn hoá trải nghiệm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Ngoài không gian chính của Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" tại Hội trường, bên lề Hội thảo là các không gian văn hoá trải nghiệm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội.
Đưa hình ảnh Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” đến với bạn bè năm châu

Đưa hình ảnh Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” đến với bạn bè năm châu

(LĐTĐ) Phát biểu đề dẫn Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Minh Hải kỳ vọng những giải pháp tại Hội thảo sẽ giúp cho Thành phố phát triển nhanh, bền vững góp phần thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô và cả nước cùng phát triển.
Xúc động chương trình nghệ thuật "Chiến thắng trở về" tri ân các chiến sĩ bị địch bắt, tù đày

Xúc động chương trình nghệ thuật "Chiến thắng trở về" tri ân các chiến sĩ bị địch bắt, tù đày

(LĐTĐ) Tối 19/3, tại sân khấu ngoài trời khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu - phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm "Chiến thắng trở về" của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973 - 3/2023).
Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023

(LĐTĐ) Chiều 19/3, sau 3 ngày diễn ra trong không khí tưng bừng với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, Hội Báo toàn quốc 2023 đã bế mạc. Dự và chỉ đạo Lễ bế mạc có đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Họa sĩ Văn Dương Thành và Julia Oh kết hợp trong "Cuộc viễn du của sắc màu"

Họa sĩ Văn Dương Thành và Julia Oh kết hợp trong "Cuộc viễn du của sắc màu"

(LĐTĐ) Triển lãm "Journey of colors - Cuộc viễn du của sắc màu" của họa sĩ Văn Dương Thành và họa sĩ Julia Oh đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"

Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"

(LĐTĐ) Chiều 17/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải chủ trì họp báo.
Xem thêm
Phiên bản di động