Chợ Đồng Xuân

100 năm cùng Thủ đô yêu dấu

Với lịch sử tồn tại hơn 100 năm, chợ Đồng Xuân từng được khách thập phương biết đến như là chợ lớn nhất của Hà Nội. Lịch sử của khu chợ này gắn liền với sự hình thành và phát triển thương mại của đất Thăng Long xưa. 
tin nhap 20161004095248 Hoài niệm về làng quê ven đô xưa
tin nhap 20161004095248 Đường Lâm, còn đó nét xưa
tin nhap 20161004095248 Nhiều vỉa hè Hà Nội không dành cho người đi bộ
tin nhap 20161004095248 Hà Nội: Phủ sóng wifi toàn bộ Chợ Đồng Xuân
tin nhap 20161004095248 Mức thu phí mới tại chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía Tây là phố Đồng Xuân, phía Bắc là phố Hàng Khoai, phía Nam là phố Cầu Đông, phía Đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Cổng chợ nhìn sang phía Tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua,vì vậy nhiều người gọi cả hai chợ là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua.

Chợ Đồng Xuân được hình thành từ năm 1889 do người Pháp lập nên sau khi bồi lấp dòng chảy của sông Tô Lịch và sông Hồng. Chợ nằm trong tổng Đồng Xuân nên chợ có tên là Đồng Xuân. Ban đầu, chợ họp ngoài trời, năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân.

tin nhap 20161004095248
Chợ Đồng Xuân xưa. Ảnh TL: nguồn internet

Khi mới xây dựng, chợ được thiết kế tương đối đơn giản. Với tổng diện tích khoảng 6500m2, toàn bộ khu chợ gồm 5 dãy nhà liền kề nhau. Các dãy nhà đều được lợp tôn mái chảy, bộ khung bên trong bằng sắt. Mặt trước là các vòm cuốn, mỗi vòm dài 52m, khung thép cao 19m, rộng 25m; bên trong phân cách bởi các đường đi giữa các vòm. Mặt tiền được thiết kế theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.

Sau khi xây dựng, nhờ hội tụ được đủ các yếu tố thuận lợi về giao thông và dân cư, chợ Đồng Xuân đã trở thành trung tâm giao thương buôn bán của Hà Nội. Đặc biệt từ khi người Pháp xây dựng xong Cầu Long Biên thì chợ Đồng Xuân trở thành tụ điểm buôn bán sầm uất không chỉ nổi tiếng nhất Hà Nội mà nổi tiếng cả Bắc kỳ.Chợ đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của giới thương nhân nước ngoài, nhất là từ Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ... thường xuyên qua lại buôn bán. Cùng với việc duy trì các phố buôn bán và sản xuất hàng thủ công truyền thống như Hàng Chiếu, Hàng Giấy, Hàng Đậu... Đồng Xuân cũng là nơi đặt văn phòng thương mại của nhiều công ty. Do giàu nguồn hàng, cho nên chợ Đồng Xuân không những là đầu mối phân phối, buôn bán hàng hoá mà còn là trung tâm chỉ đạo các hoạt động kinh tế của thành phố Hà Nội.

Hàng hoá bán trong chợ rất phong phú, đa dạng, từ hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, đến hàng vải vóc, máy móc... không chỉ trong chợ, hoạt động buôn bán còn diễn ra ở các phố xung quanh như phố Hàng Đồng, Hàng Chiếu, Bát Sứ, Thuốc Bắc chiếm một khoảng dài đến 2km. Xung quanh chợ là nơi tiêu thụ các sản phẩm thủ công của các phường ven đô như Bưởi, Trích Sài... Sản phẩm nông nghiệp của nông dân ngoại thành được tập trung mua bán chủ yếu ở phố Hàng Khoai, Hàng Gạo.

Mới đây, nhằm tăng diện tích sử dụng của chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm đang đề xuất được xây dựng lại chợ. Theo đề xuất, nếu xây dựng mới, chợ sẽ có quy mô 4 tầng nổi và 5 tầng hầm. Việc xây mới sẽ vừa làm tăng diện tích sử dụng của chợ, đồng thời vừa tận dụng được không gian ngầm của chợ mới.

Năm 1946, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Tại đây đã diễn ra các trận chiến giữa Vệ quốc quân chống lại lính Lê Dương của Pháp và rất nhiều Vệ quốc quân đã hy sinh trước khi rút khỏi Hà Nội. Từ sau ngày quân giải phóng tiếp quản Hà Nội, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất của Thành phố.

Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng. Đến năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² và khoảng 2000 gian hàng kinh doanh.

Từ năm 2003, để đa dạng hóa hoạt động buôn bán, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, chợ đêm Đồng Xuân đã ra đời. Chợ đêm Đồng Xuân kết nối với tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân tạo thành chuỗi chợ đêm kéo dài từ bờ Hồ đến chợ Đồng Xuân, thu hút đông đảo người Hà Nội và khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Tại đây còn tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian như hát xẩm, hát chèo, quan họ Bắc Ninh... và đã được Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đánh giá cao trong việc khôi phục văn hóa truyền thống.

Trải qua lịch sử hơn 100 năm, đến nay, chợ Đồng Xuân không chỉ là nơi buôn bán nhộn nhịp nhất Hà Thành, mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân và cũng là điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi dừng chân ở Hà Nội.

T.An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương và các chính sách liên quan, sáng nay (16/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thứ Năm - ngày 18/4/2024, tức ngày 10/3 Âm lịch là ngày nghỉ lễ (Giỗ tổ Hùng Vương). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4/2024 sẽ được thực hiện vào thứ Tư - ngày 17/4/2024.
Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tương ứng với mỗi trường hợp là mức cộng điểm ưu tiên khác nhau.

Tin khác

Sáng tạo các hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng tạo các hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà yêu cầu các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch tổng thể về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; tuyên truyền và cổ động trực quan để tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân một cách thiết thực, hiệu quả.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP quận Bắc Từ Liêm

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 15/4, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Bắc Từ Liêm tổ chức hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của quận tới người tiêu dùng. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tây Hồ nỗ lực cải cách hành chính, tạo sự hài lòng cho người dân

Tây Hồ nỗ lực cải cách hành chính, tạo sự hài lòng cho người dân

(LĐTĐ) Quận Tây Hồ xác định trọng tâm cải cách hành chính là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Hiểu đúng để triển khai đúng Phong trào “Kế hoạch nhỏ”

Hiểu đúng để triển khai đúng Phong trào “Kế hoạch nhỏ”

(LĐTĐ) Trước sự việc gây xôn xao dư luận tại một trường học ở quận Hoàng Mai liên quan đến Phong trào “Kế hoạch nhỏ”, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội đã có các văn bản nêu rõ ý nghĩa của phong trào này và đề nghị các đơn vị hiểu đúng, triển khai đúng, lưu ý không thu tiền dưới mọi hình thức.
Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai

Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 14/4, Liên hoan nghệ thuật múa rồng mở rộng huyện Thanh Oai lần thứ II - năm 2024, diễn ra tại sân vận động xã Bình Minh. Đây là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Lễ hội Bình Đà Xuân Giáp Thìn 2024.
Nhân viên xe buýt kịp thời giúp người bị nạn

Nhân viên xe buýt kịp thời giúp người bị nạn

(LĐTĐ) Ngày 14/4, xe buýt mang biển kiểm soát 29B-19752, tuyến buýt 62 (Lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) thuộc Trung tâm Tân Đạt, trong quá trình vận hành, nhân viên xe buýt đã trực tiếp giúp sơ cứu hành khách bị co giật và đưa đến bệnh viện để khám chữa.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị lên quận, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí, huyện Hoài Đức đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính theo đề án lên quận.
Thông xe kỹ thuật tuyến đường kết nối huyện Sóc Sơn đi Hiệp Hòa

Thông xe kỹ thuật tuyến đường kết nối huyện Sóc Sơn đi Hiệp Hòa

(LĐTĐ) Tuyến đường kết nối huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đi Hiệp Hòa (Bắc Giang) đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết thành phố Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đổi thay ở Kim Sơn

Đổi thay ở Kim Sơn

(LĐTĐ) Về với Kim Sơn những ngày này, người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước một diện mạo nông thôn hoàn toàn mới. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao, người dân phấn khởi khi quê hương đã trở thành một miền quê đáng sống, vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của thị xã Sơn Tây.
Xem thêm
Phiên bản di động