Hoài niệm về làng quê ven đô xưa
Nâng tầm dòng tranh thêu tay truyền thống | |
Dịp giới thiệu tinh hoa ẩm thực các vùng, miền | |
Thành phố quan tâm phát triển làng nghề | |
Tôn vinh Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú |
Theo PGS.TS Phạm Xuân Mỹ - nguyên Trưởng Khoa Lịch sử Đảng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), vùng ven đô Hà Nội là khu vực cận kề với thành phố - nơi vừa có các hoạt động nông nghiệp, vừa có các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Vùng ven đô Hà Nội có truyền thống lâu đời là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc cho thành phố, đặc biệt ở thời kỳ đất nước trước Đổi mới.
Trong thời kỳ Đổi mới, bên cạnh việc cung cấp các loại thực phẩm - như thịt, cá, sữa, rau và các loại trái cây đặc sản - như cam Canh, bưởi Diễn cho Thành phố, vùng ven đô còn cung cấp một nguồn lao động dồi dào, một quỹ đất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển Thành phố. Các khu công nghiệp và khu dịch vụ đã được xây dựng ở các xã ven đô như: Khu công nghiệp Sài Đồng, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc...
Ảnh: Nguồn internet. |
Vùng ven đô Hà Nội đang chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá. Các xã ven đô đang dần chuyển thành phường và hoà nhập vào nhịp sống đô thị. Năm 2014, huyện Từ Liêm đã được chia tách thành 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Từ đó, đời sống kinh tế - xã hội của người dân ven đô theo đó cũng đang dần được cải thiện.
Thực trạng quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng mạnh đến đời sống cư dân các làng xã ven đô nói chung ở cả phương diện không gian sống lẫn lối sống theo hướng từ truyền thống sang hiện đại. Cái mới, cái cũ đan xen nhau, tạo nên một diện mạo mới cho các làng xã ven đô - vừa mang đặc điểm của vùng nông thôn, vừa mang dáng dấp của đô thị.
Bà Nguyễn Thị Đào (75 tuổi, trú tại làng Diễn - nơi có đặc sản bưởi Diễn) ngậm ngùi kể lại: “Trước kia, cả làng đều trồng bưởi Diễn, có nhà trồng tới hàng trăm cây. Đường vào làng luôn thơm ngào ngạt mỗi khi đến mùa hoa bưởi rộ. Nhưng hiện nay, nhiều gia đình không còn đất để trồng bưởi nữa, hoặc đi làm ăn kinh tế, chứ ít người trụ lại với việc trồng bưởi. Gia đình nào có vườn thì lại cho người khác thuê, chứ họ cũng không tự tay chăm bón nữa”.
Cô Ngọc Quyên (thôn Du Nghệ, huyện Quốc Oai) nhớ lại những kỷ niệm chưa xa: “Nhớ nhất là vào mùa gặt, ai ai cũng tất bật. Người người, nhà nhà cùng nhau ra đồng. Kẻ quang, người gánh rộn ràng nhộn nhịp đi lại khắp cánh đồng. Mọi người thường rủ nhau đi gặt vào những hôm trăng sáng cho mát mẻ”. Chiều tối, những người đàn ông, đàn bà gọi nhau í ới trên khắp cánh đồng, tiếng trâu bò lục cục ra về. Nhà nào nhà nấy khói bếp bay nghi ngút ấm cúng. Đâu đó lại có người chạy sang nhà nhau xin ít tương, cà những hôm nhỡ bữa.
Cái thời cuộc sống còn kham khổ, dù mâm cơm đạm bạc, nhưng các thành viên trong gia đình đều góp mặt đông đủ, nhường nhau từng miếng cà, gắp rau. Tiếng cười nói rôm rả, với những câu chuyện không đầu không cuối về một ngày học tập và lao động vất vả.
Còn bây giờ, trong những ngôi nhà hiện đại, không ít gia đình mỗi người một nơi, kẻ ăn trước, người ăn sau, dần thành nếp quen và coi đó là chuyện thường. Cuộc sống hiện đại đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong nếp sống của các gia đình. Những hoạt động giản đơn như việc quây quần bên mâm cơm, cùng theo dõi một chương trình truyền hình, cùng bàn luận, chia sẻ về một vấn đề nào đó… đang dần quên lãng. Những người trẻ thu mình trong thế giới ảo, tay lúc nào cũng cầm điện thoại bấm liên hồi. Còn hàng xóm thì, nhà ai biết nhà nấy.
Nếp nhà xưa với chuồng lợn, sân phơi, mái ngói... là hình ảnh thật bình dị của làng quê. Rồi cảnh những cụ già ngồi hóng mát trước sân đình khi mỗi buổi chiều về, cũng thực yên bình. Còn ngày nay, trong nhịp sống đô thị nhộn nhịp ồn ã, ở đây đó, không ít người vẫn hoài niệm về những nét sinh hoạt của cuộc sống nơi những làng ven đô Hà Nội xưa…
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03