Tiểu thương xoay xở, vượt khó mùa dịch

(LĐTĐ) Thực hiện Công điện 15 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ 19/7, tại các chợ Đồng Xuân, Ninh Hiệp, Long Biên, Phùng Khoang... đều đã đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng để phòng, chống dịch, nhiều tiểu thương đã rơi vào cảnh khó khăn vì chợ “đắp chiếu” thời gian dài. Hàng trăm ki-ốt buộc phải đóng cửa, số còn lại chật vật tìm cách xoay xở để tồn tại qua mùa dịch Covid-19.
Ưu tiên tạo ''luồng xanh'' giảm ùn tắc tại 22 chốt kiểm dịch Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô

Là một trong những chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội, chợ Đồng Xuân (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) từng thu hút người mua, người bán sôi động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay tình trạng kinh doanh tại chợ khá ảm đạm.

9h sáng, sau khi đã chuẩn bị đồ ăn trưa cho các con đang nghỉ học vì dịch, chị Quỳnh ( một tiểu thương chợ Đông Xuân) bắt đầu dọn dẹp, mở cửa hàng. Khác với trước đây, chị vẫn phải dậy từ sớm để chuẩn bị hàng hóa cho một ngày tất bật, thì nay chị Quỳnh có nhiều thời gian chăm sóc con hơn, cũng đồng nghĩa với thu nhập hàng ngày giảm đi đáng kể.

Chị Quỳnh cho biết: "Chúng tôi thì được bán nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế, mua bán thì cũng nhanh để không tụ tập đông người, vi phạm quy định. Hàng ngày, những người bán hàng như tôi vẫn đi chợ đều, chỉ có điều ra mở cửa hàng nhưng cả ngày cũng không bán được, thậm chí 2-3 ngày mới "mở hàng". Trước đây, mối hàng từ các tỉnh lân cận mỗi ngày đến mua cả chục triệu, giờ vắng lắm! Rõ ràng nhất, cứ nhìn lực lượng bốc vác vốn sống nhờ vào việc làm tại chợ Đồng Xuân, cũng rơi vào cảnh thất nghiệp, còn mấy người đâu. Chúng tôi đều cố gắng xoay xở vượt qua khó khăn trong những dịch giã này.

Tiểu thương chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19
Chị Quỳnh tại sạp hàng đồ khô của mình trong chợ Đồng Xuân.

Có vẻ như đã quá quen với tình trạng ế ẩm cả năm nay, bà Diên, một tiểu thương tại chợ Đồng Xuân cho hay, hầu hết hộ kinh doanh trong chợ đều để lại hàng hoá tại ki-ôt. Hôm nay, nhiều người chỉ vận chuyển nốt những đơn hàng có khách đặt trước. Việc chợ tạm thời dừng hoạt động, người kinh doanh cũng không bị động, hốt hoảng như trước bởi cả năm nay cũng đã ế ẩm, không bán được hàng. Chúng tôi chỉ mong dịch sớm qua để bà con tiểu thương lại được kinh doanh như trước.

Theo ghi nhận, Ban quản lý chợ đã triển khai hệ thống rào chắn, xung quanh khu vực chợ và các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đại diện Ban quản lý chợ Đồng Xuân cho biết, chợ có hơn 2.300 gian hàng, trong đó 150 gian kinh doanh lương thực, thực phẩm được phép hoạt động, hơn 2.150 gian hàng không thiết yếu đã buộc phải đóng cửa.

Thông tin với phóng viên, đại diện Ban quản lý chợ Đồng Xuân cho biết, chỉ để lại 1 lối vào chợ và 2 lối ra. Lối vào được bố trí lực lực lượng kiểm soát, đo thân nhiệt, sát khuẩn cho người vào chợ. Sắp tới, Ban quản lý chợ sẽ lên phương án phân bổ lượng khách vào chợ để đảm bảo giãn cách.

Tiểu thương chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19
Ban quản lý chợ đã triển khai hệ thống rào chắn, xung quanh khu vực chợ Đồng Xuân.

Không chỉ tiểu thương như chị Quỳnh, bà Diên ở chợ Đồng Xuân phải xoay xở để tồn tại qua mùa dịch Covid-19, mà tiểu thương tại các chợ đầu mối truyền thống như Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), Văn Quán (quận Hà Đông) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Hiện nay, ở các chợ truyền thống, sạp quầy hoa quả vẫn duy trì được, còn lại các ngành hàng khác, sức mua đều giảm từ 30 - 50%.

Chị Hồng (bán thịt lợn) ở chợ Phùng Khoang cho biết, khách hàng giờ cũng ngại đi chợ vì dịch bệnh. Trước đây, mỗi ngày bán cả trăm kg thịt, giờ không dám nhập nhiều nữa, có mấy ai đi mua đâu, trong khi chi phí điện, nước... vẫn phải trả.

Cách đó không xa, sạp rau của bà Vũ Hạnh, dù đã hơn 11h trưa vẫn còn khá nhiều, "rau, cỏ bây giờ cũng khó bán, người ta hạn chế chi tiêu, cả sạp rau tưới nước liên tục cho tươi, nhưng cũng rất ít người mua", bà Hạnh than phiền.

Tiểu thương chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19
Tiểu thương chợ Phùng Khoang chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19.

Ông Vũ Xuân Thăng, Phó Chủ tịch Hợp tác xã Thống Nhất (đơn vị quản lý đầu tư khai thác chợ Phùng Khoang cho biết, Ban quản lý chợ thường xuyên phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho người bán hàng, người lao động tại chợ và người mua hàng (biển hướng dẫn các quy định về phòng, chống dịch…).

Bên cạnh đó, ban quản lý chợ đã tận dụng mạng xã hội Facebook và Zalo để tạo ra các trang, nhóm bán hàng trực tuyến cho tiểu thương. Dù dự án đang ở bước đầu nhưng sẽ là cách để bà con, nhất là người bán hàng trung niên có thêm một kênh tiếp cận khách hàng và thay đổi tình hình kinh doanh.

Tiểu thương chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19
Hàng ngày, Ban quản lý chợ Phùng Khoang vẫn tuyên truyền, động viên bà con tiểu thương.

Khó khăn hơn cả vẫn là chủ các cửa hàng quần áo, dày dép, thời trang... những mặt hàng không thiết yếu phải đóng cửa theo quy định. Ghi nhận xã Ninh Hiệp, một trong những địa bàn có nhiều chợ đầu mối, trung tâm thương mại về vải vóc lớn nhất Thủ đô.

Thực hiện Công điện số 15 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tại khu chợ Ninh HIệp, các cửa hàng không thiết yếu đều phải đóng cửa. Hầu hết các ki-ôt bán mặt hàng không thiết yếu đều đã cửa đóng then cài. Thay vì mở hàng như mọi ngày, sáng nay, chị Oanh chỉ có mặt ở ki-ôt bán quần áo của mình để sắp xếp hàng hóa gọn gàng rồi lại trở về nhà. Công việc kinh doanh hơn 1 năm nay không được ổn định, vì dịch bệnh, thế nhưng khi nhận được chỉ đạo, chị cùng các tiểu thương khác vẫn chấp nhận đóng cửa hàng, dù biết sẽ gặp những khó khăn.

Đóng cửa hoặc kinh doanh cầm chừng, kinh tế giảm sút rất nhiều, tuy nhiên các tiểu thương đều thực hiện công tác phòng chống dịch. Chị Oanh, tiểu thương chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội chia sẻ, cũng biết là đóng cửa sẽ ảnh hưởng kinh tế, rồi ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như sinh hoạt trong gia đình. Nhưng vì phòng, chống dịch cùng cả nước thì phải tuân thủ chỉ đạo, mình cũng đóng cửa thôi an toàn cho mình và gia đình!

Tiểu thương chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19
Chị Oanh chỉ có mặt ở ki-ôt bán quần áo của mình để sắp xếp hàng hóa gọn gàng rồi lại trở về nhà.

Trên địa bàn xã Ninh Hiệp, có hơn 2.000 tiểu thương, trong đó đại đa số là buôn bán ngành hàng may mặc. Do đó, khi nhận được thông báo phải đóng cửa, nhiều tiểu thương cũng như Ban quản lý các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn đều lo lắng, nhưng trên tình thần đồng thuận cùng cả nước chống dịch, đa số đã có sự chấp hành.

Ông Nguyễn Phú Tranh - Trưởng Ban quản lý Chợ Vĩnh Phát, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết, nhiều người dân cũng hỏi là bao giờ mới hết thì chúng tôi cũng chỉ biết động viên thôi, buôn bán cả năm cả đời, giờ chống dịch như chống giặc, phải tuân thủ.

Ban quản lý chợ chúng tôi cũng cắt cử các tổ bảo vệ, đi nhắc nhở tiểu thương phải đóng cửa đúng quy định, không được nấn ná. Chúng tôi cũng tạo điều kiện cho bà con bán online, khi shipper đến lấy hàng thì phải rất nhanh. Đặc biệt, người và xe ở nơi khác đến là không cho vào chợ.

Tiểu thương chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19
Tại khu chợ Ninh Hiệp, các cửa hàng không thiết yếu đều phải đóng cửa.

Được xem là chợ nông sản lớn nhất Hà Nội, suốt 20 năm qua, chợ đầu mối Long Biên (quận Ba Đình) là nơi giao thương quan trọng và quen thuộc của người dân Thủ đô. Mỗi ngày, có hàng nghìn hộ kinh doanh với những với những chiếc xe tải chở đầy hàng hóa ra vào tấp nập tại đây.

Những người buôn bán của chợ rất đa dạng, chủ yếu đến từ một số huyện ngoại thành như Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh,... và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ… Khác hẳn với sự nhộn nhịp trước đây, những ngày qua hoạt động buôn bán, kinh doanh tại đây vẫn được diễn ra nhưng có phần trầm lắng hơn.

Tiểu thương chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19
Tiểu thương bán hoa quả ở chợ Long Biên.

22h tối 20/7, ghi nhận tại chợ đầu mối Long Biên, các gian hàng trong chợ đều mở cửa, nhưng rơi vào tình trạng vắng khách, chỉ có người bán mà vắng người mua. Đặc biệt, sau khi Hà Nội ra công điện nâng cao công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, việc nhập hàng và buôn bán lại càng khó khăn hơn.

Nhiều tiểu thương bán tại các gian hàng hoa quả cho hay, trước đây khi chưa có dịch bệnh, việc bán 1 đến 2 tấn hoa quả một đêm là bình thường, nay chỉ bán được 3 - 4 tạ cầm cự cho qua đợt dịch. Lượng hàng tiêu thụ chỉ bằng 1/3 so với bình thường và hầu hết các mặt hàng bán đều chậm.

"Từ khi dịch bùng phát đến giờ, buôn bán hàng gì cũng lỗ. Nhiều người phải nghỉ buôn bán chờ hết dịch nhưng tôi phải gắng bám trụ để giữ mối hàng và duy trì dòng tiền lưu thông. Mặc dù giá đã giảm thấp nhưng, lượng hàng đọng lại khá lớn. Vấn đề lo đầu ra là việc đáng lo ngại ở thời điểm hiện tại", ông Phan Văn Hải (ở Hưng Yên) chủ gian hàng bán rau xanh chia sẻ.

Tiểu thương chật vật xoay xở, tìm cách tồn tại qua mùa dịch Covid-19
Cũng chịu ảnh hưởng như các tiểu thương là lực lượng khuân vác vác tại chợ Long Biên, vì sức mua giảm nên việc thuê người bốc vác hàng hóa ở chợ Long Biên cũng bị ảnh hưởng theo.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng Ban quản lý chợ Long Biên thông tin, Ban quản lý chợ thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc người bán hàng, người lao động tại chợ và người mua hàng thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay, các tiểu thương cũng như Ban quản lý chợ cũng đang nỗ lực thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Kiểm soát chặt người ra và chợ để người dân yên tâm mua bán, trao đổi hàng hóa.

Chợ, trung tâm thương mại là nơi tập trung giao dịch, giao thương hàng ngày rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ cao. Việc đóng cửa các quầy hàng không thiết yếu tại những khu vực này là nỗ lực của Thủ đô để bảo đảm an toàn trong tình hình dịch đang rất phức tạp, và điều này, rất cần sự đồng thuận của người dân, của các tiểu thương.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động