10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành Tư pháp
1. Ngành Tư pháp đóng góp kịp thời và tích cực trong triển khai, thể chế hóa các nội dung chính sách về xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Bộ, ngành Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đã tập trung tham mưu triển khai, thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt để triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược được xác định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tích cực, chủ động trong xây dựng các chuyên đề thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”…
Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. |
2. Bộ, ngành Tư pháp tham mưu tích cực cho Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp về các vấn đề pháp lý để thực hiện “mục tiêu kép”: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện trách nhiệm thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, Bộ Tư pháp đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về các vấn đề pháp lý và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức tư pháp - hộ tịch ở các địa phương cũng đã chủ động, trách nhiệm, hiệu quả trong tham mưu với UBND các cấp những vấn đề pháp lý phát sinh trong ứng phó với dịch Covid-19…
3. Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về xây dựng và hoàn thiện thể chế
Bộ Tư pháp đã phối hợp Văn phòng Chính phủ tham mưu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Kết quả của Hội nghị và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm thể chế, pháp luật phải thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển kinh tế - xã hội.
4. Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”
Bộ Tư pháp đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.
Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn với hơn 70 chuyên đề, tham luận chất lượng cao.
5. Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật năm 2021 của Việt Nam tăng 6 bậc
Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật của Việt Nam năm 2021 được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đánh giá tăng 6 bậc. Sự kiện này góp phần nâng tầm hình ảnh và vị thế đất nước và mở ra nhiều cơ hội, tạo thế mạnh trong việc thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.
6. Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế
Trên cơ sở đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 18-KH/BCSĐ, triển khai Chỉ thị 04-CT/TW trong Bộ, ngành Tư pháp, trong đó xác định rõ 8 nhóm nhiệm vụ với 33 nhiệm vụ cụ thể và phân công trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị.
Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long và Bộ trưởng Tư pháp Lào Phayvy SIBOULYPHA ký Chương trình hợp tác |
7. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều đổi mới, đa dạng về nội dung, hình thức
Năm 2021, toàn ngành Tư pháp đã phối hợp cùng hệ thống chính trị cả nước đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử để phục vụ cho sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng - bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong đó, đáng chú ý là Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thành công Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”; lần đầu tiên Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Chương trình tôn vinh “Gương sáng Pháp luật”, biểu dương, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
8. Hoàn thiện các cơ sở pháp lý quan trọng cho việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và sắp xếp tổ chức, cán bộ cơ quan tư pháp địa phương
Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 (thay thế Thông tư số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014), hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, làm cơ sở kiện toàn và sắp xếp tổ chức, cán bộ cơ quan tư pháp địa phương.
9. Hợp tác quốc tế về pháp luật đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Năm 2021, hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật đạt nhiều kết quả nổi bật như: Ký kết được 5 thỏa thuận trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức các nước của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; tham gia với tinh thần trách nhiệm cao vào Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN lần thứ 11, Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN lần thứ 20, Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương về đăng ký và thống kê hộ tịch, Hội nghị thường niên năm 2021 của IDLO.
10. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của công tác nuôi con nuôi trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Ngày 23/10/2021, Lễ giao nhận 92 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cư trú tại 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho 91 gia đình cha mẹ nuôi của 8 nước châu Âu đã được Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức tập trung, an toàn và thành công tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sự kiện này là minh chứng cho thấy ý nghĩa nhân văn sâu sắc của công tác nuôi con nuôi, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của Bộ, ngành Tư pháp trong thúc đẩy công tác con nuôi và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho trẻ em được nuôi dưỡng và phát triển toàn diện trong môi trường gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31