10 loại đau khớp mà bạn có thể bị và cách phân biệt

Mọi người thường nghĩ đau khớp là một bệnh duy nhất trong khi thực ra nó bao gồm hơn 200 bệnh cơ xương khớp khác nhau - tất cả đều gây đau và viêm khớp. Các loại đau khớp được chia thành 5 nhóm chính: đau khớp dạng viêm, đau khớp dạng thoái hoá hoặc cơ học, đau cơ xương mô mềm, đau lưng, và các bệnh mô liên kết (CTD). Dưới đây là những loại đau khớp phổ biến nhất.
10 loai dau khop ma ban co the bi va cach phan biet 4 loại quả có thể tăng số lượng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết
10 loai dau khop ma ban co the bi va cach phan biet 5 bài tập giúp ngăn ngừa đau khớp gối khi có tuổi

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay chủ yếu ảnh hưởng đến cổ tay và bàn tay. Khi phải thực hiện cùng một kỹ năng vận động tinh hết ngày nay qua ngày khác, ví dụ như đánh máy hoặc nghề thợ mộc, bạn có thể chèn ép vào dây thần kinh giữa chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay.

Các triệu chứng có thể gồm đau ở cổ tay hoặc bàn tay và cảm giác kiến bò hoặc tê bì ở các ngón tay. Bác sĩ có thể đề nghị nẹp cổ tay để giúp bất động cổ tay; một số bệnh nhân cần phẫu thuật để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.

Đau xơ cơ

Những người mắc bệnh này sẽ bị đau mãn tín toàn thânh, mệt mỏi, vấn đề về trí nhớ và thay đổi tâm trạng. Đau dai dẳng và mệt mỏi có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu ở một số bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng có nhiều vấn đề sức khỏe khác – đơn thuần hoặc phối hợp - có thể góp phần vào sự phát triển của đau cơ xơ cơ. Nghiên cứu đã liên hệ bệnh với stress; bệnh cũng có vẻ di truyền trong gia đình.

Phương pháp điều trị chủ yếu là ngủ và hoạt động thể chất, và một số người có thể thấy thuốc giúp quản lý tình trạng bệnh.

Lupus

Bệnh tự miễn mạn tính này có thể nhắm vào nhiều cơ quan và có thể dẫn đến đau khớp và sưng. Những người bị bệnh Lupus cũng có thể nhạy cảm với ánh nắng, mệt mỏi, và nổi ban hình cánh bướm trên mặt.

Các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn về nguyên nhân gây lupus, nhưng một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan di truyền - mặc dù chưa thể xác định cụ thể gen nào gây ra bệnh.

Một số bệnh nhân có thể quản lý các triệu chứng bằng thuốc chống viêm và corticoid; trong những trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa tổn thương cơ quan.

10 loai dau khop ma ban co the bi va cach phan biet

Thoái hóa khớp

Đây là bệnh viêm khớp cổ điển mà hầu hết mọi người nghĩ đến: Thoái hóa khớp là một bệnh thoái hóa có thể do chấn thương hoặc quá trình lão hóa bình thường. Các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp là cứng khớp (nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi), đau, và sưng khớp sau khi gắng sức.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm tăng cân, tổn thương ở mô hoặc xương trong khớp, và sử dụng quá mức. Mặc dù tập thể dục có thể dẫn đến đau và sưng, song đây lại là chìa khóa để điều trị thoái hóa khớp. Hãy cố gắng duy trì sức khỏe và sức mạnh của cơ xung quanh khớp.

Khớp gối và khớp háng là những mục tiêu phổ biến của thoái hóa khớp; giữ cho cẳng chân và khối cơ lõi vững chắc có thể làm giảm áp lực lên những khớp này. Vật lý trị liệu có thể giúp ích rất nhiều và cho phép bệnh nhân không phải sử dụng các thuốc kê đơn, kem bôi và thuốc tiêm dạng corticoid.

Loãng xương

Ở người bị loãng xương, xương sẽ nhanh bị giáng hóa hơn là hình thành. Bộ xương sẽ yếu đi và nguy cơ gãy xương gia tăng. Vì loãng xương phát triển qua nhiều năm, nên bạn có thể không biết là mình bị cho đến khi xương bị gãy, giảm chiều cao rõ rệt, hoặc bị còng lưng. Tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, lối sống và một số bệnh nội khoa, thủ thuật và thuốc có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

Bệnh Paget

Khoảng một triệu người Mỹ bị bệnh Paget, một tình trạng bệnh lý tiến triển khá chậm, trong đó xương không phát triển đúng cách - xương của người bệnh trở nên lớn, yếu và biến dạng. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu tới xương sống, xương sọ, xương chậu và các chi.

Bệnh Paget hiếm khi lan từ nơi này sang nơi khác. Ví dụ, nếu bệnh nhắm vào xương chậu, xương sống hoặc xương sọ sẽ không bị tổn hại.

Mặc dù bệnh Paget nói chung sẽ diễn biến tự nhiên và tự hết, song tổn thương ở xương là không thể đảo ngược; bệnh có thể gây đau, cứng khớp, gãy xương và các vấn đề khác nếu không được điều trị đúng. Bisphosphonates, giúp làm chậm quá trình thay thế xương, là cách điều trị thường quy nhất cho bệnh Paget.

Viêm khớp vẩy nến

Các chuyên gia ước tính khoảng 30% số người bị bệnh vẩy nến (một bệnh ngoài da có đặc điểm là phát ban ngứa, bong vảy và móng vỡ vụn) cũng phát triển thành một dạng viêm khớp gọi là viêm khớp vẩy nến - viêm da và khớp.

Trong khi chưa rõ nguyên nhân gây viêm khớp vẩy nến, thì một số người có thể có cơ địa bị bệnh, và tiền sử gia đình có thể là một yếu tố. Thuốc chống viêm không steroid và tập thể dục có thể giúp bệnh thuyên giảm tạm thời.

Viêm khớp dạng thấp

Trong số các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp (RA), cơ chế bảo vệ của cơ thể bị lệch lạc. Hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh như thể chúng là kẻ xâm lược nguy hiểm. Trong trường hợp RA, các tế bào miễn dịch tấn công vào lớp lót của các khớp gọi là màng bao haotj dịch. Khi màng này bị sưng lên cùng với viêm, tổn thương có thể lan đến sụn và xương của khớp; chúng sẽ sưng, đau và cứng.

Thông thường, cả hai bên người - ví dụ như cả hai khớp gối - đều sẽ bị đồng thời. Các trường hợp nặng có thể dẫn đến biến dạng khớp, và trong những trường hợp cực kỳ nặng, bệnh có thể dẫn đến phải thay khớp toàn bộ.

Viêm gân

Gân là những dải xơ dày cố định cơ vào xương. Chạy, đi bộ, hoặc chơi các môn thể thao như quần vợt và gôn có thể dẫn đến viêm gân. Các triệu chứng có thể gồm đau, cứng, và nhức.

Bạn có thể thử bôi các loại kem chống viêm hoặc lidocaine (gây tê), chườm đá vùng sưng nề, kéo giãn và tăng cường các cơ xung quanh. Vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh hồi phục; trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật.

Viêm mạch

Với bệnh tự miễn dịch này, hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mạch máu khỏe mạnh. Khi viêm tăng lên, mạch máu sẽ bị thu hẹp và bạn sẽ cảm thấy mệt và yếu. Khi viêm mạch tiến triển, người bệnh có thể bị sụt cân, liệt, và kết cụ là viêm ở một hoặc nhiều khớp.

Điều trị bệnh đòi hỏi phải giảm viêm trong cơ thể. Các bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống thấp biến đổi bệnh cho những trừng hợp viêm mạch nghiêm trọng hơn.

Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được khám sức khỏe miễn phí

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 19/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động