Xuân về trên công trình Thủy điện Hòa Bình

Cùng tập thể cán bộ phóng viên báo Lao đông Thủ đô đến thăm công trình thủy điện Hòa Bình vào một ngày đầu xuân khi tết đã cận kề, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của công trình từng được mệnh danh “công trình thế kỷ” và không khí hối hả làm việc quên ngày đêm của tập thể CBCNLĐ dưới các tầng hầm nhà máy.

Sản xuất được 184 tỉ kWh

Tại thời điểm này, dù không còn chiếm tỷ trọng sản lượng điện lớn trong hệ thống điện quốc gia như khi mới đi vào vận hành, thủy điện Hòa Bình vẫn đang chiếm hơn 8% sản lượng điện của cả nước, giữ vai trò là một trong những nguồn cung chủ lực cho hệ thống điện quốc gia.Từng được mệnh danh là “công trình thế kỷ” của đất nước, thủy điện Hòa Bình là bậc thang dưới cùng thuộc hệ thống các bậc thang thủy điện trên sông Đà, với 8 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 1.920 MW.  Nhà máy nhiều năm đạt sản lượng 9 - 10 tỉ kWh, vượt xa so với thiết kế (8,16 tỉ kWh). Đặc biệt, sau khi có thêm hồ thủy điện Sơn La (là bậc thang phía trên), hiệu quả phát điện của thủy điện Hòa Bình tăng lên rõ rệt. Trong năm 2013,  thủy điện Hòa Bình đã sản xuất được 10,05 tỉ kWh, vượt 3,59% so với kế hoạch. Năm 2014, công ty sản xuất được trên 10,7 tỉ kWh điện.

Giới thiệu với chúng tôi về công trình,  ông Nguyễn Văn Hòa, Phó giám đốc Cty Thủy điện Hòa Bình tự hào: Sau 26 năm kể từ khi vận hành tổ máy số 1, thủy điện Hòa Bình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ  chống lũ, chống hạn và cải thiện giao thông đường thủy, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.Tính đến nay, thủy điện Hòa Bình đã cắt được 45 trận lũ. Trận lũ lớn nhất mà hồ Hòa Bình cắt được là trận lũ năm 1996, với lưu lượng nước về lên tới 22.650 m3/s. Hồ Hòa Bình đã cắt lũ giữ lại hồ hơn 9.000 m3/s, chỉ xả xuống hạ lưu 13.000 m3/s.Nhờ có hồ Hòa Bình cắt lũ, mức nước tại Hà Nội khi đó đã không vượt quá ngưỡng nguy hiểm.  Đặc biệt, do có sự điều tiết dòng chảy về mùa khô, việc đi lại của các phương tiện tàu thuyền an toàn, chấm dứt tình trạng mắc cạn như khi chưa có công trình thuỷ điện Hoà Bình. “Từ khi công trình đi vào vận hành, tính đến cuối tháng 10 năm 2014, đã sản xuất được 184 tỉ kWh. Đây là mức đóng góp sản lượng điện đứng thứ hai cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sau nhiệt điện Phú Mỹ”, ông Hòa nói.

Anh Tùng chia sẻ phải cẩn trọng từng ly để không xảy ra sự cố

58450

58449

Công trình của tình hữu nghị

Theo chân chị Mai Thị Lan hướng dẫn viên, niềm xúc động tự hào trong mỗi chúng tôi lại dâng lên. Xúc động, vì sự vĩ đại của công trình, vì sức mạnh thần kỳ của CNLĐ ngăn sông đắp đập để tạo nên dòng điện khi đời sống nhân dân còn khó khăn, khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Chúng tôi còn xúc động về tình cảm của đất nước Nga đã dành cho Việt Nam. Khác với các công trình thủy điện khác, công trình thủy điện Hòa Bình nằm hoàn toàn trong lòng núi (20 km đường hầm ngầm), được xây dựng trong vòng 15 năm (khởi công năm 1979 và khánh thành năm  1994) với sự tham gia của gần 40.000 CNVCLĐ,  trong đó có  2.500 chuyên gia Nga. Các chuyên gia Nga sẵn sằng xa quê hương, xa người thân đến Việt Nam, ăn ở cùng công nhân Việt Nam và nếm trải bao khó khăn vất vả. Trong  quá trình xây dựng 168  kỹ sư, chuyên gia đã anh dũng hy sinh, trong đó có 11 chuyên gia Nga. Đặc biệt, để đào được 20 km đường hầm, đã phải vận chuyển ra ngoài 20 triệu m2 đất đá đổ lên con đập ngăn lũ của công trình. Sau khi nhà máy được vận hành các chuyên gia Nga lại tiếp tục ở lại, giúp các kỹ sư của Việt Nam vận hành trơn tru cũng như hướng dẫn sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.

Dẫn chúng tôi xuống đường hầm đi thăm 8 tổ máy, chị Lan cho biết, mỗi tổ máy nặng 2.110 tấn, có công suất 245.000 kWh và các tổ máy luôn được CNLĐ sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo vận hành thông suốt. Là khách đặc biệt nên chúng tôi được đặc cách vào nơi được coi là đầu não của công trình. Say sưa làm việc trên bàn máy, anh Nguyễn Thanh Tùng, kỹ sư phụ trách kỹ thuật trong phòng tuabin chia sẻ, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng dẫn đến sự cố phải dừng vận hành, do đó anh em kỹ thuật phải làm việc hết sức cẩn trọng. Cũng theo anh Tùng, vất vả nhất là vào mùa mưa (tháng 9) hàng năm, cán bộ CNV phải trực 24/24 để đảm bảo không  xảy ra sự cố. “Mỗi tổ máy được phép dừng sự cố 3 lần/năm, nhưng với chúng tôi để xảy ra một lần cũng là nhiều, và chúng tôi không cho phép phải dừng vận hành ”, anh Tùng cho biết.

Tập thể cán bộ phóng viên báo Lao đông Thủ đô thăm Thủy điện Hòa Bình

Vượt qua khó khăn, vất vả

Đặc thù thủy điện Hòa Bình là công trình ngầm, do vậy NLĐ ở đây cũng phải làm việc dưới tầng hầm, thiếu ánh sáng, độ ồn cao, khó khăn vất vả nhân lên gấp bội. Trời lạnh nhưng khuôn mặt vẫn lấm tấm mồ hôi khi đang sửa chữa thay thế thiết bị, kỹ sư Phạm Xuân Tân - trực chính Trung tâm phân xưởng vận hành cho biết, công trình thủy điện Hòa Bình đã vận hành nhiều năm do đó thường xuyên phải sửa chữa, duy tu, nâng cấp. “Công việc vất vả nhưng cán bộ CNV Cty luôn xác định phải làm việc hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, cũng như xứng đáng với sự hy sinh của những liệt sĩ ngã xuống khi xây dựng công trình. Dù thường xuyên phải trực tết, để kịp thời khắc phục sự cố nhưng mọi người đều rất vui”, anh Tân chia sẻ.  Cũng như anh Tùng, anh Tân, ở mỗi vị trí làm việc, cán bộ, nhân viên công ty đều rất say sưa khẩn trương làm việc, trên khuôn mặt họ đều bừng lên niềm tin.

Một mùa xuân nữa lại về. Niềm vui đón xuân của người lao động Công ty Thủy điện Hòa Bình như được nhân lên khi các chỉ tiêu Cty đề ra đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Các tổ máy đảm nhận tốt vai trò duy trì ổn định chất lượng điện năng, chuyển đổi nhanh các tình huống sự cố lớn trên hệ thống điện, cũng như đảm bảo cấp điện ổn định cho Thủ đô Hà Nội, góp phần duy trì ổn định chất lượng điện năng cho cả hệ thống.

Tiết trời đầu xuân, sương giăng nhẹ không gian khiến cả một vùng sông nước sông Đà rộng lớn được phủ màu bàng bạc như huyền thoại và công trình thủy điện Hòa Bình càng trở nên hùng vĩ thiêng liêng.

Trần Vũ

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động