Xử lý nghiêm đối tượng tung tin đồn thất thiệt
Để không bị “sập bẫy” tin đồn | |
Thông tin thất thiệt rau tắm thuốc BVTV ở Đông Anh, Hà Nội: Nông dân khốn đốn |
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần truy tới cùng, xử lý nghiêm những đối tượng tung tin đồn thất thiệt gây rối loạn xã hội.
Hình ảnh cô gái cho chân vào xô nước được xác định là dàn dựng. Ảnh: Cắt từ video. |
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội học (Viện Xã hội học): Thông tin thất thiệt gây sụp đổ niềm tin
Những thông tin thất thiệt liên quan đến trẻ em đã đánh đúng vào tâm lý của người dân, vào đối tượng mà mọi người yêu thương, quan tâm và muốn bảo vệ nhất. Điều này tạo nên sự sợ hãi, cảnh giác cao độ trong người dân, nuôi dưỡng sự phẫn nộ về những “mẹ mìn ảo” này. Mọi người cảm thấy như “mẹ mìn” đầy đường, trẻ em sểnh ra là bị bắt cóc.
Nỗi tức giận đó bùng lên thành cơn lửa giận khi có người “châm ngòi” la lớn “có kẻ bắt cóc trẻ em”. Vậy là đám đông tức giận mù quáng lao vào đánh đấm, mạt sát người vô tội mà không cần biết đúng sai, hư thực. Hai vụ việc xảy ra gần đây là điển hình, báo động về sự sụp đổ niềm tin do hằng ngày người ta phải đối mặt với quá nhiều thông tin ảo, không xác định rõ cái nào thật, cái nào giả. Đến khi có thông tin giả thì hoang mang lo sợ và có những phản ứng tiêu cực.
Những hành vi tung tin giả để câu like hoặc lan truyền thông tin xấu mà không cần phân biệt, kiểm tra xem thông tin đó đúng hay không đều là hành vi vô trách nhiệm với xã hội. Điều này cần phải được cộng đồng mạng lên án và cùng nhau “dọn sạch”. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ để xử phạt thích đáng những đối tượng bất chấp hậu quả để câu like, gây sự hoang mang trong xã hội.
Anh Trần Hải Âu (quận Ba Đình): Đừng để hối hận thì đã muộn!
Nhờ sự lan truyền nhanh của mạng xã hội nên những thông tin không có kiểm chứng phát tán rất nhanh. Chưa nói đến trình độ người đọc, người xem có phân loại được tin thật, tin ảo để tiếp nhận hay không, chỉ những câu chữ giật gân, hình ảnh rùng rợn đã khiến nhiều người hoang mang, lo sợ. Một số người đã chọn cách “ra tay” trước dù điều xấu chưa xảy ra, để khi nhìn lại những hình ảnh đau thương, mất mát do đám đông có mình gây ra, họ hối hận thì cũng đã muộn.
Bản thân tôi cảm thấy đau xót trước những sự việc vừa xảy ra và càng đau xót hơn khi những người lên án hành vi nhẫn tâm là bắt cóc trẻ con lại đối xử nhẫn tâm với đồng loại. Nếu ai cũng cho mình “quyền” được hành động không suy nghĩ, không theo khuôn khổ pháp luật thì xã hội sẽ đi đến đâu. Cần lắm những vụ xét xử nghiêm minh để thấy rõ sự thượng tôn pháp luật.
Bà Trần Thị Lược (quận Cầu Giấy): Lo ngại về sự xuống cấp đạo đức
Tôi thật sự sợ hãi khi đặt mình vào hoàn cảnh những người bị người dân chụp mũ bắt cóc và đánh đập tàn nhẫn như vụ việc xảy ra ở thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn gần đây.
Tại sao họ có thể cho rằng, kẻ bắt cóc trẻ em có thể ngây thơ, đi lại ngang nhiên giữa ban ngày, xung quanh có đông người như vậy để bắt cóc trẻ em? Tại sao họ có thể manh động, hung hãn, đánh người một cách tàn bạo như vậy chỉ vì một câu nói chưa kiểm chứng? Không chỉ là chuyện niềm tin sụp đổ mà tình người cũng đã xuống cấp. Con người trở nên nghi kỵ lẫn nhau, hành xử bạo lực. Trên thực tế, đã có nhiều người bị đánh chết chỉ vì một va chạm giao thông nhỏ, vì lỡ ăn trộm con chó, mớ rau…
Việc phát hiện, bắt giữ những người sai phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Nhưng làm nhục, đánh người khác trọng thương, thậm chí gây chết người... là vi phạm pháp luật. Những hành vi như thế cần phải lên án mạnh mẽ và có giải pháp chấm dứt.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái (Công ty Luật Hilap): Xử lý nghiêm khắc, công tâm
Thật đáng buồn khi những vụ việc liên quan đến đám đông có xu hướng và mức độ ngày càng tăng. Chuyện đánh người ăn trộm chó, đập phá, đốt cháy tài sản... ở đâu đó xảy ra là chúng ta thấy ngay trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, thông tin đưa đến đó thì dừng, còn về việc xử lý người đánh kẻ trộm chó và đốt xe trái pháp luật như thế nào thì lại ít thấy. Liệu có phải vì thế, nhiều người hình thành suy nghĩ cứ gặp kẻ trộm hoặc nghi ngờ kẻ xấu thì phải đánh trước và như thế mới là bảo vệ mình và làng xóm?
Sự hiểu lầm tai hại này đã khiến nhiều người bất chấp cả việc gây thương tích cho người khác và hủy hoại tài sản của công dân. Hiện tại, điều người dân đang mong chờ cơ quan chức năng điều tra đúng người đúng tội và xử lý nghiêm khắc, công tâm.
Theo Bảo Nga - Thùy Ngân/ hanoimoi.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05