Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại các lưu vực sông
Nước thải tại Hà Nội chưa được thu gom, xử lý triệt để | |
Bảo vệ môi trường trong hoạt động sử dụng phế liệu | |
Ô nhiễm môi trường có làm gạo kém chất lượng? |
Nhiều năm qua, hoạt động kinh tế - xã hội trên các lưu vực sông lớn hoặc cửa sông ven biển nói chung, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường trên sông Tô Lịch, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng, các lưu vực sông lớn, cửa sông ven biển nói chung đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do nước thải sinh hoạt của nhân dân ở các quận nội thành Hà Nội đổ vào sông Tô Lịch và từ đó chảy vào sông Nhuệ. Ngoài ra, sông Nhuệ còn là nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề chưa qua xử lý; tình trạng đổ phế thải, rác thải xuống các sông chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Trước thực trạng trên, ngay từ những năm 2000, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và 5 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy thực hiện quyết liệt các kế hoạch, chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các đề án tổng thể bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực sông.
Kết quả đã đạt được là hệ thống chính sách, pháp luật để BVMT nói chung, môi trường nước nói riêng đến nay đã và đang tiếp tục được hoàn thiện, là căn cứ pháp lý quan trọng để thúc đẩy các hoạt động BVMT ở các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên phạm vi cả nước (Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ); phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 3/7/2018), trong đó có nội dung đầu tư xây dựng 3 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra 03 lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.
Để triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về BVMT nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan và 05/05 tỉnh, thành phố có lưu vực sông Nhuệ - Đáy thực hiện quyết liệt các kế hoạch, chương trình của Chính phủ, đặc biệt là các đề án tổng thể BVMT lưu vực sông.
Hiện nay, nhiều hoạt động, nhiều việc đã hoàn thành, trong đó, 05/05 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã phê duyệt Kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án BVMT lưu vực sông tại địa bàn của từng tỉnh.
Tại Hà Nội, UBND Thành phố đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút được nhiều nguồn vốn cho các dự án xử lý ô nhiễm; đã cho khởi công dự án xây dựng các nhà máy xử lý nước thải: Yên Xá với công suất 270.000 m3/ngày đêm, Hồ Tây giai đoạn 2 với công suất 70.000 m3/ngày đêm, Phú Đô với công suất 80.000 m3/ngày đêm...
Trong đó, Dự án nhà máy nước thải Yên Xá có tổng số vốn gần 19.000 tỷ đồng, thiết kế hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối (dọc hai bờ sông Tô Lịch và sông Lừ) và một phần sông Nhuệ với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52 km, thu gom nước thải từ các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 4.874 ha, nhằm khắc phục ô nhiễm nước trên sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.
Cần xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại các lưu vực sông (Ảnh: Đ.L) |
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban BVMT các lưu vực sông đã tích cực chỉ đạo, tăng cường giám sát, tổ chức điều tra nguồn thải để quản lý, kiểm soát và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải trên lưu vực sông.
Hiện nay, qua điều tra, trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có khoảng 2.521 nguồn thải, trong đó, 1.672 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (Bệnh viện), 586 làng nghề. Nước thải sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 83,9% toàn vùng; nước thải khu/cụm công nghiệp khoảng 4,51%; nước thải làng nghề khoảng 10,83%; nước thải y tế 0,76%.
Trong điều kiện nguồn kinh phí cho công tác đầu tư, xử lý nước thải đô thị trên các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng còn khó khăn; cơ chế tài chính đặc thù chưa được xây dựng; việc triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật môi trường đã được các địa phương quan tâm đầu tư nhưng tiến độ còn chậm; công tác quản lý, kiểm soát các nguồn thải và giải quyết các vấn đề môi trường nước liên vùng chưa kịp thời, hiệu quả; ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của một số doanh nghiệp còn hạn chế.
Vai trò của cộng đồng chưa được phát huy mạnh mẽ, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương lưu vực sông đã chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiều nhiệm vụ, biện pháp để khắc phục, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Tô Lịch nói riêng. Nhưng, chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô lịch mới chỉ đang từng bước được cải thiện...
Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, với rất nhiều dự án phải tập trung xử lý, giải quyết và chỉ đạo thực hiện, việc xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Tô Lịch nói riêng là một thách thức lớn; giải pháp thực hiện phải được tính toán căn cơ, bài bản.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, UBND 5 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và các bộ, ngành khác có liên quan trên cơ sở các nhiệm vụ được giao tập trung triển khai thực hiện bài bản, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là các nhiệm vụ thường xuyên, như: kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước thải xả vào lưu vực sông; tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm; xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
Chủ động đẩy nhanh việc triển khai các đề án lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; hướng dẫn và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương thực hiện việc điều tra, đánh giá, phân loại và xử lý nguồn thải gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông; chỉ đạo thực hiện thống nhất, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp được giao; chủ động và tích cực đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực.
Bên cạnh đó, tăng cường xúc tiến đa dạng hóa các nguồn đầu tư để triển khai nhiệm vụ, dự án, chương trình đầu tư xử lý nước thải, trước mắt tập trung tại các đô thị lớn, các lưu vực sông theo lộ trình hợp lý, trong đó ưu tiên cải tạo, phục hồi môi trường cho những đoạn sông, kênh, rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng...
Đồng thời, triển khai Đề án đánh giá sức chịu tải/khả năng tiếp nhận nước thải của lưu vực sông phục vụ quy hoạch BVMT lưu vực sông. Triển khai Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp trên lưu vực sông và Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên lưu vực sông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự chung tay của cả hệ thống chính trị đối với công tác BVMT nói chung, BVMT tại các sông và lưu vực sông nói riêng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06