“Xóa sổ” chợ Long Biên: Sở Công thương lên tiếng

Thông tin chợ đầu mối Long Biên sẽ bị di dời đang gây tâm lý lo lắng đối với các hộ kinh doanh tại khu chợ này trong những ngày gần đây. PV báo LĐTĐ đã vào cuộc tìm hiểu kỹ hơn câu chuyện này.
Ảnh: Khu chợ thú vị nhất thế giới ở Hà Nội sắp bị “khai tử”
Bộ Công thương giải thích quyết định xóa chợ Long Biên
Hà Nội bức xúc Bộ Công Thương: Không xóa chợ Long Biên
Nghe tin xóa sổ, dân chợ Long Biên lo mất cơ nghiệp
Chợ đầu mối Long Biên sắp bị “xoá sổ”

“Điểm nóng” của khu vực

Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, trên địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình, chợ Long Biên vẫn được coi là một điểm nóng, phức tạp về tình hình an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm của thành phố. Với tính chất của khu chợ đầu mối gồm 1.200 hộ kinh doanh, chủ yếu kinh doanh các loại trái cây và rau, củ, quả, đây là khu chợ tập kết, bán buôn hoa quả lớn nhất của miền Bắc.

Mỗi ngày, có tới hàng trăm lượt xe ô-tô vận chuyển hàng hóa ra vào, đỗ kín khu vực phía trong đường Hồng Hà rồi tràn ra cả ngoài mặt đường Trần Nhật Duật, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT. Vào những dịp lễ, tết, lưu lượng hàng hóa luân chuyển qua chợ tăng lên kéo theo số lượng người và phương tiện tăng gấp bội. Các hộ kinh doanh không chỉ bán hàng trong chợ, mà thường tận dụng mọi không gian để bán và cất chứa hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự đô thị khu vực này.

Đoạn đường Hồng Hà, từ cửa khẩu Long Biên đến dưới gầm cầu Long Biên, thường xuyên bị các hộ kinh doanh bày hàng hóa, dừng đỗ ô-tô tải để bán hàng. Mỗi khi đêm xuống, rác thải được chất đống hai bên đường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường trong khu vực.

“Xóa sổ” chợ Long Biên: Sở Công thương lên tiếng
Chợ đầu mối Long Biên sẽ được trả lại đúng chức năng vốn có.

Trong khi đó, lối ra, vào chợ đồng thời là cửa khẩu giao thông của người dân hai phường Phúc Tân, Phúc Xá thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ vào những giờ cao điểm, gây bức xúc cho người dân. Vì vậy, kiến nghị nhanh chóng di dời, giải tỏa chợ Long Biên được nhiều cử tri kiến nghị tại cuộc họp các chi bộ, khu dân cư, các cuộc tiếp xúc đại biểu HĐND các cấp, đại biểu Quốc hội. Theo tìm hiểu của PV, quy hoạch chợ đầu mối phải đảm bảo bố trí cách khu vực nội đô ít nhất 10 km, ngoài ra phải đảm bảo thuận tiện giao thông cũng như cơ sở hạ tầng hiện đại để kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ, an toàn thực phẩm…

Như vậy, việc giải tỏa những khu chợ đầu mối ở trung tâm thành phố là việc làm rất cần thiết, nhằm bảo đảm văn minh thương mại, trật tự, mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng cần hết sức cẩn trọng, cần xây dựng lộ trình, bởi nếu thực hiện nóng vội sẽ gây những phức tạp, thậm chí trở thành điểm nóng về an ninh trên địa bàn.

Quy hoạch lại các chợ đầu mối

Việc giải tỏa những khu chợ đầu mối trong khu vực trung tâm thành phố là việc làm cần thiết, nhằm bảo đảm văn minh thương mại, trật tự, mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng cần hết sức cẩn trọng, cần xây dựng lộ trình, bởi nếu thực hiện nóng vội sẽ gây những phức tạp, thậm chí trở thành điểm nóng về an ninh trên địa bàn.

Trao đổi với PV báo LĐTĐ, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 2 chợ đầu mối đang hoạt động là chợ đầu mối phía Nam và chợ đầu mối Minh Khai (Bắc Từ Liêm). Tuy nhiên, hai chợ này chưa đáp ứng được tiêu chuẩn là chợ đầu mối. Do đó, trên địa bàn thành phố có nhiều chợ khác (hạng 1, hạng 2) phải thực hiện nhiệm vụ chợ đầu mối để đáp ứng nhu cầu cho người dân thủ đô và các tỉnh lân cận như: Chợ Long Biên (chuyên doanh ngành hàng trái cây và rau củ quả), chợ hoa Quảng An - quận Tây Hồ (chuyên doanh ngành hàng hoa, cây cảnh), chợ cá Yên Sở - quận Hoàng Mai (chuyên doanh hàng cá, thủy sản tươi sống), chợ gia cầm Hà Vỹ - huyện Thường Tín (chuyên doanh ngành hàng gia cầm, thủy cầm)…

Các chợ này có diện tích nhỏ, do không còn quỹ đất mở rộng, phần lớn nằm tại khu vực các quận trung tâm thành phố nên không đủ điều kiện để nâng cấp thành chợ đầu mối. “Hiện nay, hoạt động của các chợ này đã quá tải (đặc biệt là chợ Long Biên), và chưa đảm bảo điều kiện hoạt động của chợ như, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, diện tích điểm kinh doanh…” - bà Lan nhấn mạnh.

Được biết, căn cứ quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 7 chợ đầu mối, bao gồm 2 chợ đầu mối phía Nam và Minh Khai (cũ) xây dựng mới 5 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại 5 khu vực: Khu đô thị Long Biên - Gia Lâm, khu đô thị Mê Linh, khu đô thị Phú Xuyên, huyện Quốc Oai và thị xã Sơn Tây. Riêng chợ Long Biên do vướng quy hoạch tuyến đường sắt nội đô, chợ sẽ được đầu tư xây dựng lại sao cho vừa đảm bảo hành lang an toàn đường sắt, đảm bảo tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, an toàn, vệ sinh thực phẩm, diện tích điểm kinh doanh…

Như vậy, theo quy hoạch của Thành phố, chợ Long Biên sẽ chính thức trở thành chợ chức năng đầu mối và đồng thời giữ nguyên công năng chợ Long Biên là chợ dân sinh loại 2. Vì vậy, tên chợ Long Biên không bị xóa sổ như lo lắng của nhiều người dân mà chỉ là qui hoạch lại, di dời đến nơi đủ tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về mọi mặt cho người dân tham gia sinh hoạt chợ và người dân sinh sống gần khu vực chợ.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động