Xóa "chợ cóc," chợ tạm: Cần thay đổi thói quen tiêu dùng

Hiện Hà Nội còn tồn tại trên 100 "chợ cóc," chợ tạm. Điều này làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
xoa cho coc cho tam can thay doi thoi quen tieu dung Dẹp mãi không xong, vì sao?
xoa cho coc cho tam can thay doi thoi quen tieu dung Lại tái diễn chợ cóc tại khu chung cư mới
xoa cho coc cho tam can thay doi thoi quen tieu dung
(Ảnh minh họa: Bùi Tường/TTXVN)

Để xóa bỏ "chợ cóc" chợ tạm, không phải là câu chuyện "một sớm một chiều" có thể thay đổi được thói quen mua sắm của người tiêu dùng, mà cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp chính quyền để đô thị trở lên văn minh, xanh- sạch- đẹp hơn.

"Chợ cóc," chợ tạm tràn lan

Tại nhiều khu tập thể cũ ở các phường: Quỳnh Mai, Bùi Ngọc Dương (quận Hai Bà Trưng), Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai), Ngọc Lâm (quận Long Biên), Thành Công (quận Ba Đình), Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), Phan Huy Chú (quận Hoàn Kiếm)... không khó để bắt gặp "chợ cóc," chợ tạm hoạt động tấp nập trong các ngõ nhỏ, đường vào khu tập thể.

Tình trạng này cũng xuất hiện tại các khu chung cư mới trên địa bàn thành phố. Nhiều dự án chung cư cao tầng như khu đô thị Linh Đàm, khu chung cư Dương Nội (Hà Đông)... sau một thời gian cư dân chuyển về sinh sống, đã hình thành "chợ cóc" bám dọc theo các tuyến đường hoặc sát các nhà chung cư. Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của ngành công thương, chính quyền cơ sở và lực lượng chức năng, toàn thành phố đã giải tỏa được 94/213 điểm chợ tạm, "chợ cóc."

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, liên quan đến chợ, việc chuyển đổi mô hình chợ, thành phố đã ban hành kế hoạch chuyển đổi 14 mô hình chợ giai đoạn 2012-2015. Nhưng trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn, không triển khai được và đề xuất thành phố dãn tiến độ sau năm 2015.

Cả giai đoạn đó trên địa bàn thành phố chỉ thực hiện được 11 mô hình chợ do đó, giai đoạn 2017-2020 phải tập trung vào thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội một số quận, huyện như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Thanh Oai, Ứng Hòa... "chợ cóc" đã giảm. Trong số 111 điểm chợ còn lại sẽ tiếp tục xử lý trong thời gian tới. Có 7 chợ tạm và 13 "chợ cóc" được Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đề nghị cho tạm tồn tại để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương trong khi chờ hoàn thành xây dựng, cải tạo chợ theo quy hoạch.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cũng cho biết, việc giải tỏa chợ tạm, "chợ cóc" lâu nay chủ yếu giao cho Ủy ban Nhân dân các phường, xã, trong khi lực lượng mỏng, thiếu kinh phí, chế tài xử phạt nhẹ, chính quyền địa phương đôi lúc chưa quyết liệt. Một số phường trong các quận nội thành chưa có chợ truyền thống, trong khi thói quen của người tiêu dùng vẫn tiện đâu mua đấy, ít chú trọng kiểm tra chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, cũng như điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm...

Cần thay đổi thói quen

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện tuy đã triển khai giải tỏa chợ cóc, chợ tạm đi đôi với việc triển khai quản lý hoạt động bán hàng rong lập lại trật tự kỷ cương đô thị. Nhưng việc kiểm soát, xử lý hoạt động kinh doanh trên vỉa hè của các đơn vị còn nhiều hạn chế.

Các quận, huyện, thị xã chủ yếu tập trung vào việc tổ chức kiểm tra xử lý, tuyên truyền đối với các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè; chưa có đơn vị nào xây dựng kế hoạch, phương án bố trí sắp xếp, quản lý, đề xuất các điểm phù hợp để báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép bố trí các hộ đã kinh doanh lâu năm trên vỉa hè được vào hoạt động. Thực tế cho thấy, hàng loạt “chợ cóc,” chợ tạm trên địa bàn thành phố đã nhiều lần bị dẹp bỏ sau các cuộc ra quân quyết liệt, nhưng chỉ được vài ngày, cảnh mua, bán lại diễn ra tấp nập, nhất là tại những nơi tập trung đông dân cư, nhu cầu mua, bán cao.

Để giải tỏa triệt để tình trạng "chợ cóc", chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen mua, bán, quy hoạch các hộ kinh doanh vào chợ dân sinh đã xây dựng. Quan trọng hơn, bên cạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra xử lý vi phạm, thành phố cũng yêu cầu các cấp, ngành rà soát quy hoạch; cải tạo chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ; tổ chức, sắp xếp lại chợ tạm, bố trí chợ dân sinh để phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát các tụ điểm “chợ cóc” trên địa bàn, báo cáo định kỳ hàng tháng về Sở Công Thương để tổng hợp, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cũng đề nghị, Ủy ban Nhân dân các địa phương khẩn trương rà soát quỹ đất hiện có, đề xuất địa điểm phù hợp để đầu tư xây dựng chợ mới, bảo đảm khi di dời chợ tạm và xóa bỏ "chợ cóc," sẽ có chợ dân sinh hoạt động đúng quy định. Tuy nhiên, để có thể giải tỏa triệt để “chợ cóc,” chợ tạm rất cần sự vào cuộc của mỗi người bằng việc thay đổi thói quen mua, bán, chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội xanh-sạch-đẹp, phát triển thương mại văn minh, hiện đại.

Theo P.A/vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin khác

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động