Xét tuyển vào lớp 6: “Tiêu chí phụ” dễ bị biến tướng

Trước băn khoăn của dư luận, Bộ GD-ĐT khi lý giải cho văn bản cấm thi tuyển lớp 6, cũng chỉ đặt ra định hướng chung, để mọi học sinh đều có chỗ học, “không có trường chuyên, lớp chọn ở bậc THCS”. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phụ huynh cho biết, con em họ đã phải trải qua một cuộc thi “ngầm” cũng căng thẳng và đầy áp lực.
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội: Không còn cảnh chen lấn làm thủ tục
Tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội: Xét tuyển theo tuyến

Sức nặng của “thành tích phụ”

Theo thông tin từ trường THCS Cầu Giấy, năm nay chỉ xét tuyển học sinh có hộ khẩu thường trú và học sinh có hộ khẩu Hà Nội, cư trú thực tế trên địa bàn quận. Theo quy định không thi tuyển vào lớp 6, THCS Cầu Giấy đã đưa ra phương án tuyển thẳng học sinh đạt các giải cao từ cấp thành phố trở lên. Chỉ riêng con số học sinh trên địa bàn quận đạt giải trong điều kiện được tuyển thẳng vào lớp 6 đã lên đến 106 em. Với học sinh xét tuyển qua các điểm cộng, trường có phương án quy đổi giải thưởng khác nhau và học bạ của học sinh ra điểm số khác nhau, cộng dồn và lấy từ cao xuống thấp. Kết quả, 140/600 thí sinh nộp hồ sơ trúng tuyển.

Xét tuyển vào lớp 6: “Tiêu chí phụ” dễ bị biến tướng
Áp lực từ “tiêu chí phụ” rất căng thẳng

Bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng nhà trường, thừa nhận, nhìn vào bảng điểm của học sinh được quy đổi, nếu không tính đến thành tích phụ cộng vào, tỷ lệ học sinh giỏi với toàn điểm 10 trong các năm học (với tổng điểm được quy đổi thành 220 điểm) chiếm tỷ lệ rất cao, học sinh chỉ vượt qua các bạn nhờ thành tích phụ là các giải thưởng (tham gia các kỳ thi văn hóa, thể dục, thể thao trong và ngoài trường).

Còn đối với trường ngoài công lập, không phải gánh trách nhiệm bắt buộc chỉ tuyển sinh đúng tuyến và đảm bảo phổ cập giáo dục, họ thu hút người học bằng chất lượng, uy tín và khi “cầu” vượt “cung” quá xa, họ cần có giải pháp sàng lọc đặc biệt thì giải pháp áp dụng xét tuyển như năm nay đã phần nào gây khó cho công tác sàng lọc này.

Thầy Hải Dương, dạy nhạc tại Nhà văn hóa quận Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Số người đến xin xác nhận cho con từng tham gia cuộc thi năng khiếu các cấp thuộc quận tăng đột biến, thậm chí không theo học tại đây cũng đến xin. Vì đây là năm đầu tiên có tình trạng như thế, nên hầu hết các giáo viên đều linh động xác nhận cho các cháu. Tuy nhiên nếu giấy chứng nhận được xin dễ dãi, tôi e rằng rất dễ dẫn đến tình trạng mua bán, đặc biệt là những giải thưởng vốn mang ý nghĩa động viên, khích lệ các cháu là chính cũng sẽ được mang ra để mua bán...”.

Trong một lần trao đổi với phóng viên về công tác tuyển sinh vào trường dân lập Lương Thế Vinh, PGS.TS Văn Như Cương tâm sự: “Học sinh ta giờ giỏi quá. 100 điểm là quá giỏi. Tuy nhiên tôi không mừng với kết quả này, ngược lại, tôi vô cùng lo lắng. Có phụ huynh nói với tôi, họ phải mua điểm 10 vào học bạ cho con với giá 2 triệu đồng. Vì thế để sàng lọc học sinh giữa hàng ngàn điểm 10 như thế quả là rất khó cho trường”.

Như vậy, không chỉ các trường công lập mà các trường dân lập cũng buộc phải xem các tiêu chí phụ như một cứu cánh để phân loại học sinh ở thời điểm này. Được biết, trong công tác xét tuyển năm nay, trường dân lập Lương Thế Vinh sẽ ưu tiên tuyển những học sinh đạt giải trong các cuộc thi do ngành GD-ĐT tổ chức, kể cả cuộc thi giải toán qua mạng, tiếng Anh qua mạng hay các cuộc thi văn hóa, thể dục, thể thao từ cấp quận, huyện đến thành phố. Song, con số này không nhiều nên trường sẽ xem xét đến những học sinh đạt giải ở những cuộc thi ở quy mô nhỏ hơn như cấp trường hay học sinh có bằng khen hoặc giấy chứng nhận đã tham gia những hoạt động, những cuộc thi do của GD-ĐT hoặc tổ chức trong nước và quốc tế. Học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được cấp bởi những tổ chức giáo dục có uy tín, cũng được xem là điều kiện được “cộng điểm” trong quá trình xét tuyển.

Có thực sự là cứu cánh?

Chị Vân (Linh Đàm, Hà Nội), đang có nhu cầu cho con theo học trường Lương Thế Vinh, chia sẻ: “Tôi cũng hiểu lợi ích đầu tiên từ việc xét tuyển là các con đỡ bị áp lực thi cử. Thế nhưng, hầu hết các cháu học cấp 1 đều đạt học sinh giỏi, nên tiêu chuẩn này của nhà trường các hồ sơ đều đáp ứng được. Vì thế việc có thêm những chứng nhận, giải thưởng từ những cuộc thi văn hóa, công tác xã hội...xem ra là một cứu cánh cho con”.

Đồng quan điểm với chị Vân, chị Minh Hằng (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết: "Vì hàng ngàn học sinh dự tuyển, cháu nào cũng 5 năm học sinh giỏi, điểm các môn thi cuối cấp ở tiểu học đạt mức 9, 10, nên cái để vượt trội chỉ là xác nhận tham gia các hoạt động này, nếu có giải thì lại càng yên tâm, miễn là để hồ sơ dày hơn”.

Tuy nhiên trên thực tế, hậu trường của việc làm đẹp hồ sơ đang tiềm ẩn nguy cơ về một cuộc chạy đua “ngầm”. Anh Hoàng Minh (Nguyễn Phong Sắc - Hà Nội) kể, chỉ riêng việc xin chữ ký vào giấy xác nhận đã khá phiền toái. Để hoàn thiện cho giấy chứng nhận môn điền kinh của một cuộc thi hội khỏe Phù Đổng cấp quận cho con trai mình, anh phải xin chữ ký của giáo viên bộ môn, nhà trường rồi mới đến quận. “Mặc dù không biết quy chế có giữ nguyên như năm nay không nhưng tôi rút kinh nghiệm cho cô em gái cũng có con sang năm vào lớp 6, cứ chủ động lo trước những tiêu chí phụ này bởi thừa còn hơn thiếu”, anh Minh cho biết.

Trước thực trạng trên, nhiều người cho rằng, cứ tiếp tục kéo dài thì áp lực từ những tiêu chí phụ còn căng thẳng hơn những tiêu chí chính. "Bởi lẽ lâu nay, em chỉ riêng việc tập trung các môn học chính đã rất căng. Các môn học năng khiếu, phát triển thể chất như bóng đá, bóng rổ, bơi lội, đàn, múa...chỉ có thể bố trí học thêm vào dịp hè. Nếu phải chú trọng thêm việc có giải ở các cuộc thi văn hóa, xã hội...để giành điểm cộng, e rằng các em sẽ càng thêm phần áp lực.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, toàn thành phố hiện có 623 trường THCS. Số lượng học sinh vào lớp 6 năm nay là 102.200 em, giảm hơn so năm ngoái (108.400 học sinh). Như vậy, áp lực tuyển sinh vào lớp 6 năm nay sẽ giảm đáng kể. Thêm vào đó, sẽ có những tiêu chí xét tuyển giúp giảm áp lực tuyển sinh hơn so với thi tuyển. Phụ huynh có thể yên tâm con em mình có đủ chỗ học.

Thầy Hải Dương, dạy nhạc tại Nhà văn hóa quận Cầu Giấy – Hà Nội), cho biết: “Số người đến xin xác nhận cho con từng tham gia cuộc thi năng khiếu các cấp thuộc quận tăng đột biến, thậm chí không theo học tại đây cũng đến xin. Vì đây là năm đầu tiên có tình trạng như thế, nên hầu hết các giáo viên đều linh động xác nhận cho các cháu. Tuy nhiên nếu giấy chứng nhận được xin dễ dãi, tôi e rằng rất dễ dẫn đến tình trạng mua bán, đặc biệt là những giải thưởng vốn mang ý nghĩa động viên, khích lệ các cháu là chính cũng sẽ được mang ra để mua bán...”.

Điều đó cho thấy, mặc dù Bộ GD&ĐT đã cấm tuyến sinh vào lớp 6, thế nhưng những biến tướng của những “tiêu chí phụ” đã trở thành một cuộc chạy đua không kém phần khốc liệt của các bậc phụ huynh. Nếu không quản lý chặt chẽ dễ biến thành “chợ” mua chứng nhận, chứng chỉ. Song song với nỗi lo gia tăng luyện thi theo cách mới là câu chuyện về tiêu cực trong chạy trường. Bởi khi một kỳ thi còn quá mới, quá mơ hồ, lệ thuộc nhiều vào chủ quan người tổ chức thì mầm mống tiêu cực có cơ hội phát sinh, gia tăng.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động