Xét nghiệm Covid-19, chạy đua với thời gian
Làm việc không ngưng nghỉ
Chia sẻ với phóng viên, Thạc sĩ Vi sinh Trần Thị Ngọc Ánh, Khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng cho biết: Từ khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19, Khoa phải huy động toàn bộ nhân lực và cán bộ xét nghiệm làm việc với cường độ cao nhất, đoàn kết nhất đáp ứng nhanh, tìm ra ca bệnh để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.
Các bác sĩ, nhân viên y tế xét nghiệm đều trong tâm thế chạy đua với thời gian để có được những kết quả xét nghiệm đáp ứng khẩn cấp công tác phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh: Nguyễn Hạnh) |
Được biết, mỗi người tại Khoa đảm nhận một việc làm theo dây chuyền từ khâu lấy mẫu, vào sổ, xử lý mẫu, tách triết, mic sinh phẩm xét nghiệm, chạy máy... Trung bình, mỗi ngày có thể nhận 300 - 400 mẫu xét nghiệm, và đợt này còn cao hơn vì đối tượng điều tra dịch tễ nhiều hơn.
Chị Ngọc Ánh cho biết: “Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay để có được kết quả sớm nhất, phục vụ nhanh nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Dù không ai bảo ai, nhưng mọi người đều trong tâm thế chạy đua với thời gian để có được những kết quả xét nghiệm đáp ứng khẩn cấp công tác phòng chống dịch”.
Trong khi đó, với cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19, công việc tại Khoa đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, phải tuân theo quy tắc nghiêm ngặt về quy trình, bởi chỉ một sơ suất nhỏ sẽ ảnh hưởng kết quả xét nghiệm và độ chính xác. Đặc biệt, những cán bộ thực hiện công tác xét nghiệm luôn phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Bởi vậy, họ phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang từ khi vào phòng xét nghiệm và làm việc 6 đến 8 tiếng, đến khi ra khỏi phòng mới được thay. Dù bí bách, khó chịu, ngột ngạt nhưng các bác sĩ thực hiện xét nghiệm luôn tuân thủ đúng quy trình, bởi việc bảo hộ bản thân, phòng tránh dịch bệnh là quan trọng nhất. Căng thẳng, áp lực, đồ bảo hộ theo người kín mít, bởi vậy, khi mà mỗi cán bộ trong phòng máy xét nghiệm thay đồ, cởi bỏ khẩu trang thì những vết hằn từ khẩu trang còn lằn sâu trên khuôn mặt.
Chia sẻ về vấn đề này, BSCK II Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết: “Mặc dù công việc nhiều, lại chịu sức ép về thời gian nhưng đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế Thủ đô đã tận tụy, nỗ lực hết mình, nhiều người quên cả lợi ích cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao".
Đặc biệt là những cán bộ ngồi trong phòng máy xét nghiệm áp lực công việc, năng suất làm việc cực lỳ lớn. Bởi, đối với khâu xét nghiệm rất quan trọng và cần độ chính xác cao. Chính xác về chất lượng xét nghiệm, chính xác về tên tuổi mẫu xét nghiệm. Việc xét nghiệm chuẩn, xét nghiệm sớm có vai trò rất quan trọng trong việc xử lý và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.
“Khi phát hiện sớm 1 ca bệnh dương tính thì ngay lập tức cán bộ Trung tâm sẽ phản ứng nhanh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kịp thời điều trị cho người bệnh, điều tra dịch tễ người tiếp xúc, khoanh vùng, xử lý môi trường... ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, dập dịch kịp thời, bảo vệ an toàn cho sức khỏe nhân dân, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra”, bác sĩ Khổng Minh Tuấn phân tích.
Nỗ lực vì mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh
Là cán bộ tham gia xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19, chị Ngọc Ánh không ngần ngại, nề hà với công việc và tự hào được góp sức trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chia sẻ với phóng viên, chị Ngọc Ánh nói: “Lúc đầu nghe về dịch bệnh Covid-19, tôi cũng có một chút sợ hãi, lo lắng bởi đó là dịch bệnh mới nổi. Nhưng qua tìm hiểu, lại được trang bị kiến thức chuyên môn cũng như có các biện pháp bảo hộ cho bản thân, nên khi vào guồng công việc rồi thì chỉ tâm niệm làm việc. Dù làm việc vất vả nhưng được đồng nghiệp, được mọi người trong gia đình - là lực lượng hậu phương vững chắc động viên, tiếp thêm sức mạnh, nên tôi cùng đồng nghiệp đều nỗ lực hết mình với mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh”.
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết: “Cán bộ khoa Khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng rất tuân thủ kỷ luật, khi lãnh đạo ra lệnh là đã sẵn sàng đáp ứng. Tinh thần chiến đấu của cán bộ khoa rất quyết liệt. Thời gian qua, đa phần các cán bộ đều làm việc với cường độ cao, nhiều hôm đến 15 giờ chưa được ăn cơm trưa, 21 giờ chưa được ăn bữa tối. Giữa ca chỉ được nghỉ giải lao nửa tiếng. Có những cán bộ, mới ăn cơm giải lao được chút thì đã vận quần áo bảo hộ kín mít tiếp tục làm việc... quả thực rất đáng ghi nhận”. |
Hăng hái, nhiệt huyết chiến đấu với dịch bệnh Covid-19, “Có những hôm mọi người trong Khoa làm quá bữa còn quên cả ăn. Đồng nghiệp thúc giục nhau đi ăn, nhưng ai cũng mong ngóng, hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm cuối. Có khi nhận được kết quả dương tính thì không mong muốn một chút nào và nhanh chóng, hành động ngay báo cáo với lãnh đạo Trung tâm để có biện pháp triển khai kịp thời trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm đảm an toàn tốt nhất cho sức khỏe nhân dân”, chị Ngọc Ánh chia sẻ thêm.
Ghi nhận những nỗ lực của các chiến sĩ thầm lặng trong phòng xét nghiệm PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết: “Cán bộ khoa Khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng rất tuân thủ kỷ luật, khi lãnh đạo ra lệnh là đã sẵn sàng đáp ứng. Tinh thần chiến đấu của cán bộ khoa rất quyết liệt. Thời gian qua, đa phần các cán bộ đều làm việc với cường độ cao, nhiều hôm đến 15 giờ chưa được ăn cơm trưa, 21 giờ chưa được ăn bữa tối. Giữa ca chỉ được nghỉ giải lao nửa tiếng. Có những cán bộ, mới ăn cơm giải lao được chút thì đã vận quần áo bảo hộ kín mít tiếp tục làm việc… quả thực rất đáng ghi nhận”.
Để động viên cán bộ, nhân viên, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã chia sẻ, động viên, và cơ quan cũng đã bố trí suất ăn bổ sung dinh dưỡng cho cán bộ y tế; cố gắng sắp xếp công việc khoa học để giảm tải công việc cho nhân viên. Nhưng như một sức mạnh tổng hợp vô hình, chính những cán bộ, y, bác sĩ trong Khoa họ tự động viên, hỗ trợ nhau luân phiên làm việc mà không cần theo danh sách lịch trực (dù đơn vị có phân công lịch trực cho từng cán bộ y tế). Nếu đợt nào nhiều mẫu là cả Khoa tập trung, mỗi người tham gia mỗi việc, bất kể là ngày nghỉ thứ 7 hay chủ nhật…tất cả nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, thì nhiệm vụ của các “chiến sĩ” áo trắng vẫn chưa dừng lại, thậm chí thêm phần vất vả. Nhưng trong câu chuyện của họ, không một lời kêu than vất vả. Tất cả chỉ đau đáu thực hiện nhiệm vụ một cách hoàn hảo nhất, để góp phần nhanh chóng đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19 như chia sẻ của thạc sĩ vi sinh Trần Thị Ngọc Ánh. Không quá lời họ chính là những “chiến binh” thầm lặng có mặt ở tuyến đầu nhằm “gác cửa”, hạn chế dịch bệnh phát sinh, lan rộng, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38