Xem “Lão hà tiện” của Nhà hát kịch Việt Nam
Bất ngờ khi được đóng vai Kiều | |
Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở kịch "Kiều" | |
“Một nhà” với việc phòng, chống HIV/AIDS |
Quả thật khi đạo diễn, NSND Tuấn Hải mời đi xem, tôi không lấy làm hào hứng lắm. Phần vì kịch bản này đã thuộc từ nhỏ, phần vì sau này học Pháp văn lại đọc được nguyên bản, lại xem nhiều lần. Thế nên, cứ ngần ngại rằng, không hiểu đạo diễn có “chiêu trò” gì mới không, chứ cứ bê nguyên kịch bản lên sân khấu là thất bại hoàn toàn. Nhưng lại rất tò mò, là bởi cái ấn tượng khi xem “Khi đàn ông mang bầu” của đạo diễn Tuấn Hải vẫn còn nguyên. Vở hài kịch đó là vở đầu tiên tôi được chứng kiến bàn tay phù thủy của đạo diễn. Rất lạ, không hề giống cách gây cười quen thuộc thời đó, thời của Đời cười và Gặp nhau Cuối tuần. Cho nên, chính tay nghề, chứ không phải là sự quý nể của người làm nghề, mới khiến tôi bỏ lại sự ngại ngần mà đến rạp.
Hình ảnh trong vở kịch “Lão hà tiện” . |
Điều tôi ấn tượng đầu tiên là âm thanh của vở rất tốt. Lâu nay tôi ít đi xem cũng vì lý do rất khó chịu với âm thanh của các rạp chiếu phim hay rạp hát, bởi nó chát chúa và gây khó chịu đến thần kinh của tôi thông qua đôi tai. Âm nhạc của vở thì khỏi bàn. Nó nhẹ nhàng, lẩn quất đâu đó, rất sang, tuy chưa làm tôi đắm chìm được vào không gian của nước Pháp những năm một ngàn mấy trăm hồi đó. Tất nhiên, đòi hỏi này của tôi quá cao, và nó cũng mang tính chủ quan là chính. Khen nhạc của vở thực ra hơi thừa, bởi đọc trên trang facebook của đạo diễn, tôi biết đó là sản phẩm của nhạc sỹ Phú Quang. Trong trường hợp này, tôi nghĩ câu mà các bình luận viên bóng đá hay nói “phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”, có vẻ đúng. Phần đầu của kịch tiết tấu hơi chậm, và hơi rối. Và chưa đủ để làm tôi thấy lôi cuốn. Có vẻ như đạo diễn sa vào giải thích câu chuyện nhiều quá.
Theo tôi, có lẽ cũng không cần thiết lắm. Bởi nhiều khi, cũng không nên để khán giả biết hết mọi chuyện. Nhưng tuy vậy, chất của Tuấn Hải vẫn đậm nét. Tôi xem với một sự “soi mói” hơn là thưởng thức, và khi kịch trôi qua được khoảng hai chục phút, thì thở phào nhẹ nhõm. Bởi Tuấn Hải vẫn thế, vẫn chắc tay và điềm đạm hơn theo thời gian. Nửa sau của vở thì thực sự lôi cuốn. Nói một cách hài hước, nó như một sự đền bù cho khán giả, rằng thôi nhé, phần đầu là để quý vị đắm vào chuyện, giờ mới là lúc mọi sự kiện được tung hết lên đây. Lúc này, những tiếng cười bắt đầu vang lên. Khán giả cũng bắt đầu vỗ tay. Và những tiếng vỗ tay này rất quý, bởi mấy buổi diễn đầu tiên này đều là vé mời. Khách mời thì đa số là bạn bè, đồng nghiệp với nhà hát, với ê-kip dựng vở, chắc chắn tiếng cười và tiếng vỗ tay sẽ ít hơn so với khán giả mua vé, bởi khán giả này đa số xem với tư thế khác.
Tôi hoàn toàn đồng cảm với nỗi niềm của đạo diễn cũng như nhà hát. Đạo diễn chắc chắn phải tiết chế, làm sao vẫn giữ được chất kinh điển lại vừa hấp dẫn và hợp với thị hiếu khán giả bây giờ. Chứ với tài năng của ê-kíp, để biến vở kịch kinh điển này thành một vở hài kịch thương mại, đó không phải là vấn đề, nói nôm na là “đơn giản như đang giỡn”. Đoạn lão già nói tiếng quý tộc sau chuyển sang tiếng phổ thông làm tôi thấy rất sảng khoái. Đoạn ý đài từ của diễn viên rất ổn, vì người xem nghe rất rõ. Diễn xuất của Mai Nguyên vai Arpagon trong vở này thì không còn gì để chê, nó ra được chất lão hà tiện và hoàn toàn không phải là phiên bản của ai cả, không có bóng dáng của người đi trước. Còn dàn diễn viên trẻ cũng đã làm tròn vai, tuy chưa xuất sắc.
Phần chào khán giả cuối cùng là phần tôi ưng nhất. Từng diễn viên ra chào, rất tôn trọng khán giả, tuy làm tôi vỗ đến rát cả tay nhưng vẫn thấy rất hưng phấn. Nói tóm lại, nếu khán giả muốn có một vở kịch vừa sang trọng, vừa có tính nhân văn mà lại vẫn có thể giải trí được, thì “Lão hà tiện” là một lựa chọn không tồi và không phí tiền.
Nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40