Xây dựng văn hoá giao thông: Nói không với rượu bia
Tích cực tuyên truyền văn hoá giao thông | |
Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học | |
Đưa văn hóa giao thông đến với người lao động |
Lệch lạc văn hoá
Việt Nam là một quốc gia được ghi nhận có công tác tuyên truyền, phòng chống, xử lý nồng độ cồn tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả lại chưa được như mong đợi. Nguyên nhân được xác định là do thói quen, tập quán bởi uống rượu bia trở thành văn hoá. Dễ thấy, trong các dịp cuối năm hoặc trong những ngày Tết, tỷ lệ người sử dụng những thức uống có cồn này lại tăng cao.
Bày tỏ những quan ngại về mức tiêu thụ rượu bia có chiều hướng tăng, bà Lê Minh Châu - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội An toàn giao thông Việt Nam cho biết, thời gian gần đây mức tiêu thụ rượu bia toàn cầu tăng không đáng kể nhưng ở Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng. Dễ thấy, hiện mức tiêu thụ rượu bia của Việt Nam đứng ở tốp 5 các nước tiêu thụ rượu bia lớn nhất ở châu Á.
Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng quanh các vụ tai nạn giao thông, dù có nhiều nguyên nhân song tai nạn liên quan đến rượu bia vẫn chiếm tỉ lệ cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một người sức khỏe bình thường uống 1 lon bia khoảng 330ml thì nguy cơ vi phạm đã tăng lên 3 lần, uống 6 chai thì nguy cơ vi phạm lại tăng lên khoảng 15 lần, rất nguy hiểm.
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn với các tài xế. |
Công bố kết quả của nghiên cứu, được tiến hành ở 3 địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết: Quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, hành vi uống rượu bia và lái xe rất phổ biến bất chấp các quy định pháp luật hiện hành.
Tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm tỷ lệ 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say. Tỉ lệ vi phạm Luật Giao thông đường bộ rất cao, trong đó 36% không bật xi nhan khi sang đường, 26% đi ngược chiều…
Đáng chú ý, theo ông Vũ Anh Tuấn, kết quả thực nghiệm trên thiết bị mô phỏng lái xe ở Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Nam và lái xe trên quốc lộ cho thấy, khi nồng độ cồn trong máu ở mức 20mg/100ml thì nguy cơ xảy ra tai nạn cao gấp 3 lần so với trường hợp không có nồng độ cồn trong máu.
Tăng chế tài để thay đổi hành vi
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đang được Bộ Giao thông Vận tải lấy ý kiến đóng góp lần 2, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Theo dự thảo, hầu hết các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đều tăng rất cao so với quy định hiện hành. Riêng với ô tô, mức phạt tối đa với chủ phương tiện có thể lên tới 40.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng… Có thể nói, đây là mức phạt “kỷ lục” về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Dư luận cho rằng, việc tăng mức phạt trong bối cảnh Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sắp có hiệu lực vào năm 2020 và từ thực tế có quá nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng do tài xế sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông thời gian qua là việc làm cần thiết. |
Khách quan nhìn nhận, đã có quá nhiều bài học đắt giá từ việc uống rượu, gây ra tai nạn thương tâm. Dù biết không có nhiều lợi ích song người ta vẫn tìm đủ lý do để tổ chức các cuộc rượu tới bến. Họ tìm ra hàng trăm nguyên nhân để uống. Đáng lo ngại, việc mời mọc theo kiểu ép buộc, uống đến mức say xỉn, không làm chủ được mình là hành vi lạm dụng rượu bia.
Hệ lụy nhãn tiền là, không ít cá nhân dù đã uống rượu bia đến mức không tỉnh táo nhưng vẫn tham gia giao thông, vẫn lái xe. Hành vi này thể hiện ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, cố tình vi phạm Luật giao thông đường bộ và coi thường mạng sống của người khác. Nếu nói ở khía cạnh đạo đức, hành vi thiếu chuẩn mực đó là những người thiếu văn hóa.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay các ngành chức năng mới chỉ tập trung vào công cụ hành chính là phạt tiền, phạt xong là hồ sơ lái xe lại như mới. Như vậy thì tác dụng giáo dục răn đe không cao. Bản thân người viết cách đây ít lâu đã chứng kiến tại khu vực Trạm Trôi, sau khi say men cuộc vui tại quán bia, các thực khách dần rời khỏi quán.
Khi đó, lực lượng CSGT chốt ở hai đầu đường tiến hành kiểm tra hành chính các lỗi liên quan đến Luật Giao thông đường bộ, đặc biệt là nồng độ cồn. Nhiều thực khách nhận thấy có CSGT làm nhiệm vụ phía trước đã vội vàng chuyển hướng vào ngõ nhỏ nhằm né tránh kiểm tra.
Cá biệt, có lái xe lại liên tục tìm cách trì hoãn kiểm tra và ký vào biên bản. Họ ngồi lỳ trên xe ô tô, có trường hợp khi vừa bước xuống đã lôi ngay điện thoại ra quay clip rồi lớn tiếng hoạnh họe CSGT, có lái xe “nổ” đủ mọi quan hệ “khủng” nhằm tránh không cho CSGT kiểm tra nồng độ cồn.
Theo nhiều chuyên gia giao thông, để công tác thực thi pháp luật có hiệu quả, vấn đề mấu chốt là phải quản lý được hành vi tái phạm và xử phạt lũy tiến với các vi phạm tái phạm, cưỡng chế thực thi nếu cần thiết.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn kiến nghị: Cần tăng mạnh, áp dụng các mức phạt mang tính răn đe hơn cũng như bổ sung các hình phạt mang tính giáo dưỡng như lao động công ích hay tham gia điều tiết giao thông. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên cũng cần tiếp tục được tăng cường và triển khai rộng rãi.
Đồng quan điểm, Thượng tá, PGS,TS Lê Huy Trí – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông (Học viện Cảnh sát Nhân dân) đề xuất, hoạt động cưỡng chế lái xe vi phạm nồng độ cồn cần phải được thực hiện nghiêm. Mọi lái xe bị dừng phải được kiểm tra, không có ngoại lệ.
Việc này giúp tạo ra độ tin cậy và độ tin cậy của chiến dịch được duy trì. Đối với công chúng, để thay đổi hành vi, điều quan trọng là cần tuyên truyền liên tục để làm nổi bật hoạt động cưỡng chế, trong đó việc đưa tin trên các báo địa phương sẽ hỗ trợ hoạt động cưỡng chế. Chiến dịch tuyên truyền phải lan tỏa đến tất cả các “loại hình giáo dục” và các nhóm tuổi trong cộng đồng có nguy cơ.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15