Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học
Bố mẹ Việt cần lưu ý gì khi chở con nhỏ đi bằng xe máy? | |
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 | |
Hà Nội: Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn giao thông trường học |
Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh, sinh viên (HSSV) khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
Theo Kế hoạch, Bộ GD&ĐT yêu cầu bám sát nội dung, yêu cầu của Chỉ thị số 18-CT/TW, kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục ATGT với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của Ngành và các hoạt động của nhà trường.
Bộ GD&ĐT yêu cầu kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục ATGT với các hoạt động của nhà trường. (Ảnh minh họa) |
Đồng thời phát huy vai trò của cấp ủy, Ban Giám hiệu và các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ATGT cho cán bộ, viên chức, HSSV; tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ, thiết thực, hiệu quả không phô trương hình thức, lãng phí.
Về nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục giai đoạn 2019 - 2021, Bộ GD&ĐT lưu ý giáo dục HSSV nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, với các nội dung trọng tâm liên quan đến bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Về hình thức tổ chức, Kế hoạch nêu rõ sẽ bao gồm: Tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, tổ chức ngày hội, các hội thi tìm hiểu Luật giao thông, sân khấu hóa các hoạt động, các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, hệ thống phát thanh nội bộ...
Tuyên truyền, giáo dục lồng ghép, tích hợp qua các giờ giảng dạy chính khóa, thông qua các hoạt động ngoại khóa, trong đó đặc biệt chú trọng mở rộng tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh; tuyên truyền trực quan thông qua xây dựng hệ thống panô, áp phích, băng rôn, tờ rơi, khẩu hiệu, trang thông tin của các cơ sở giáo dục...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46