"Xã hội không tiền mặt" có quá xa vời?

Mặc dù phương thức thanh toán điện tử hiện đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, nhưng phương thức thanh toán này vẫn chỉ chiếm khoảng 7% trong các giao dịch trực tuyến. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ: “Xem ra mong muốn về một xã hội không tiền mặt, một nền kinh tế phi tiền mặt vẫn còn là ước mơ xa vời…”.
Bùng nổ thanh toán điện tử tại Việt Nam
"CNTT tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế xã hội"
Thanh toán điện tử còn nhiều bất cập

Bất cập thanh toán điện tử

Khách hàng này quyết định chọn thẻ Visa để tiện giao dịch thanh toán điện tử. Tuy nhiên, sau vài tháng sử dụng, chủ thẻ này than phiền, cứ tưởng dùng thẻ Visa thì đi khắp thế giới cũng có thể thanh toán được, hoặc ngồi ở nhà cũng có thể giao dịch với bất kỳ nơi nào, kể cả ngoài phạm vi Việt Nam. Thế nhưng, trong một chuyến đi Malaysia, nhiều giao dịch mua hàng tại đây đã không thành công, do hệ thống không chấp nhận thẻ này.

Đây cũng chính là một nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của thanh toán điện tử ở Việt Nam.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương năm 2014, thẻ tín dụng chỉ chiếm 7% trong các giao dịch mua hàng trực tuyến, tiền mặt (COD) vẫn là phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay, chiếm 64%.

Con đường thương mại điện tử ở Việt Nam còn nhiều gập ghềnh. Ảnh minh họa
Con đường thương mại điện tử ở Việt Nam còn nhiều gập ghềnh. Ảnh minh họa

Tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015 tổ chức ngày 16/12, nhiều vấn đề liên quan tới thanh toán điện tử đã được các chuyên gia kinh tế chia sẻ.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định, nhìn thẳng vào thực tế, có thể thấy con đường thương mại điện tử ở Việt Nam còn nhiều gập ghềnh, nhiều rào cản và bất cập, trong đó thanh toán điện tử là một vấn đề nổi cộm và có lẽ là vấn đề cần quan tâm nhất của kinh doanh thương mại điện tử.

Nguyên nhân cản trở sự phát triển của thanh toán điện tử nói chung và thanh toán thẻ qua POS nói riêng ở Việt Nam có nhiều, nhưng theo Hiệp hội các nhà bán lẻ VN, nguyên nhân lớn nhất đối với thương mại điện tử Việt Nam chính là thói quen sử dụng tiền mặt vẫn cao.

Theo Hội Thẻ ngân hàng, 90% doanh số thanh toán thẻ hiện nay là giao dịch tại các máy ATM, trong đó doanh số rút tiền mặt chiếm hơn 85%, doanh số chuyển khoản chiếm gần 14%, doanh số thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ hơn 1,07%.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan chia sẻ: “Xem ra mong muốn về một xã hội không tiền mặt, một nền kinh tế phi tiền mặt vẫn còn là ước mơ xa vời…”.

Cũng theo bà Loan, một số nguyên nhân khiến người tiêu dùng chưa hứng thú với thanh toán điện tử, đó là do thiếu lòng tin, tâm lý lo ngại rủi ro khi sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Đây là tâm lý khá phổ biến khi khách hàng còn có cảm giác sợ bị lừa, hoặc cảm thấy rủi ro khi mua hàng và đặc biệt khi thanh toán trực tuyến...

Để phương thức thanh toán điện tử trở nên phổ biến thì mạng lưới ATM/POS cũng phải bao phủ đa dạng các ngành hàng, các địa phương. Tuy nhiên, theo bà Loan, hiện kênh bán lẻ truyền thống và thị trường bán lẻ nông thôn hiện cũng bị “bỏ quên”. Thương mại điện tử và thanh toán điện tử hầu như chỉ tập trung và phát triển ở các đô thị lớn… mà chưa có sự hiện diện thích đáng tại kênh bán lẻ truyền thống và thị trường bán lẻ nông thôn (chiếm đến hơn 70% thị trường bán lẻ Việt Nam).

Bà Loan cho rằng, hình thức thanh toán tiền mặt sau khi nhận hàng (Cash on Delivery - COD) dường như là giải pháp tình thế khá hợp lý trong những bước đi ban đầu của thương mại điện tử ở nước ta. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn (một số nhà bán lẻ cho biết mô hình thanh toán thông dụng nhất đối với thương mại điện tử Việt Nam vẫn là thanh toán tiền mặt khi nhận hàng, chiếm tới gần 90% trong số các giao dịch), thì doanh nghiệp phải chịu tốn kém và rủi ro lớn do các yếu tố chậm hoặc không thu hồi được vốn, chi phí vận chuyển cao, nhất là trong trường hợp người mua không nhận hàng …

Cách nào để “xã hội không tiền mặt” không còn xa vời?

Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán điện tử, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng đã có một số đề xuất, trong đó, một trong những đề xuất đó là nhận mạnh việc nâng cao nhận thức của người dân/người tiêu dùng và các nhà bán lẻ về lợi ích, về hiệu quả của thanh toán điện tử.

Phía Nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triểnthanh toán điện tử, trong đó có thẻ và thanh toán qua POS, cần có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng làm quen cũng như tiến tới hạn chế tới mức tối đa sử dụng tiền mặt. Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người mua - người bán, tức là khách hàng/người tiêu dùng và nhà bán lẻ.

Thanh toán điện tử không chỉ tập trung vào hệ thống bán lẻ hiện đại mà cần được quan tâm đẩy mạnh ở hệ thống bán lẻ truyền thống và thị trường bán lẻ nông thôn; Các ngân hàng và các nhà bán lẻ cần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để có các giải pháp thanh toán điện tử hỗ trợ cho các nhà bán lẻ ở các phân khúc khác nhau…

Nhìn nhận về hướng phát triển các kênh thương mại hiện đại, thanh toán điện tử có vẻ khả quan hơn trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam sẽ có sự thay đổi sâu sắc trong vòng 5 năm tới.

Bộ Công Thương hiện đang chủ trì Đề án quy hoạch chợ toàn quốc là cơ sở quan trọng trong công tác hiện đại hóa ngành bán lẻ. Trong đó, việc mở rộng lắp đặt thiết bị POS tại đây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sử dụng tiền mặt trong giao dịch, tạo thói quen tiêu dùng văn minh.

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 689 ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020, Ngân hàng Nhà nước cùng với Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ, đặc biệt thanh toán thẻ qua POS; nghiên cứu, xây dựng và phát triển Hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Bộ Công Thương cũng đang nghiên cứu để xây dựng, phát triển một Cổng thanh toán thương mại điện tử quốc gia nhằm cung cấp, hỗ trợ cho các giao dịch thương mại điện tử có sự tham gia của các tổ chức, đơn vị, cơ quan nhà nước, đồng thời đây cũng sẽ là công cụ để giám sát, quản lý giao dịch thanh toán thương mại điện tử an toàn cho khách hàng, người tiêu dùng.

Thay đổi thói quen thanh toán tiền mặt giúp đất nước phát triển nhanh hơn

Tới dự Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật đã sẵn sàng, đáp ứng mức độ thuận tiện, hiện đại, mục tiêu của Chính phủ đối với việc thúc đẩy thanh toán trực tuyến đã được đề ra từ lâu, tuy nhiên, thói quen của người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi. Cần tạo cơ chế khuyến khích để thanh toán điện tử được nhiều người dùng hơn.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Khuyến khích này không chỉ bắt đầu bằng giải pháp công nghệ, giảm phí dịch vụ mà còn bắt đầu bằng việc tuyên truyền để người dân hiểu và quen. Làm thế nào để thói quen đó tốt diễn ra nhanh hơn. Thói quen thanh toán tiền mặt ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, nếu thay đổi nó thì sẽ giúp đất nước phát triển nhanh hơn. Đó còn là thước đo để thế giới nhìn vào có đánh giá Việt Nam là quốc gia dân chủ, công bằng, văn minh.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ Công thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước kết nối, sớm tạo cơ chế khuyến khích thanh toán điện tử giúp đất nước phát triển.

vnmedia.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

(LĐTĐ) Từ hôm nay 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất, các hình thức khác) không đúng với quy định.
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với những nỗ lực đồng bộ của ngành thuế Thành phố, trong 10 tháng năm 2024, tổng doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 91.962 tỉ đồng, tăng 43,7% so cùng kỳ, chiếm 33,5% doanh thu thương mại điện tử cả nước.
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0% hoặc tỷ lệ giải ngân thấp.
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

(LĐTĐ) Trong 10 tháng qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh công tác thu nợ thu được trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023. Các dịch vụ khai thuế điện tử đã đạt 4 triệu tài khoản, tăng 47% so với cuối năm 2023.
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, trong đó đã đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

(LĐTĐ) Dư luận đặt câu hỏi về việc quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chưa đăng ký cấp phép và cơ sở nào đề xuất các sàn giao dịch TMĐT nộp thay thuế? Bộ Tài chính cho biết việc triển khai cơ chế sàn TMĐT khai, nộp thuế thay cho người bán là nội dung được khuyến nghị triển khai trong các tài liệu, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế khác, cũng như đã chứng minh thực tế hiệu quả triển khai của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy kinh tế trong năm 2025, giải ngân đầu tư công cần được thực hiện nhanh chóng để đưa dòng tiền vào thị trường, từ đó giảm áp lực cho các ngân hàng thương mại.
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận Thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin (mã chứng khoán: TMB).
Vốn tín dụng cho “tam nông”

Vốn tín dụng cho “tam nông”

(LĐTĐ) Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định việc thúc đẩy phát triển tín dụng cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một mục tiêu cốt lõi trong chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - nông thôn một cách bền vững.
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh

Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh

(LĐTĐ) Sau khi ông Donald Trump tuyên bố đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và sắp trở lại Nhà Trắng, cổ phiếu Công ty Trump Media & Technology Group biến động mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động