WHO "phá giải" thêm 3 thắc mắc lớn về Covid-19
WHO sẽ thành lập ủy ban nghiên cứu việc chỉnh sửa gen | |
WHO: Việt Nam đi đầu trong chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn cầu |
1. Covid-19 có giống với SARS không?
Đây là vấn đề gây nhiều thắc mắc trong dân chúng kể từ khi tên SARS-CoV-2 được đặt cho loại virus corona mới gây bệnh Covid-19, cũng như tuyên bố về mối quan hệ "họ hàng" của 2 virus này.
Tuy nhiên WHO khẳng định 2 bệnh Covid-19 và SARS là khác nhau. 2 loại virus corona gây ra 2 bệnh có liên quan về mặt di truyền nhưng những gì chúng gây ra trên bệnh nhân hoàn toàn khác nhau.
SARS gây tử vong nhiều hơn nhưng ít lây nhiễm hơn Covid-19. Không có dịch SARS ở bất cứ nơi nào trên thế giới từ năm 2003.
Thay vì cố tìm hiểu thêm virus corona sống bao lâu trên các bề mặt, hãy làm điều đơn giản: lau sạch những gì bạn e rằng đã bị nhiễm bẩn - ảnh: THE JAKARTA POST |
2. Con người có thể nhiễm Covid-19 và các virus corona khác từ động vật không?
Virus corona vốn là một họ virus lớn thường gặp ở động vật. Đôi khi một số người bị nhiễm những virus này từ động vật rồi lây sang người khác. Ví dụ, SARS-CoV gây bệnh SARS được liên kết với cầy hương, trong khi MERS-CoV có nguồn gốc từ lạc đà. SARS-CoV-2 gây Covid-19 cũng có thể như vậy nhưng cho đến nay, các nguồn gốc động vật có thể có của virus vẫn chưa được xác nhận.
Vì vậy, để bảo vệ bản thân, bạn cần cẩn trọng thực hiện các biện pháp phòng vệ đã được khuyến cáo khi đi đến chợ có bán động vật sống, gặp động vật lạ. Thịt, sữa và nội tạng động vật cần được xử lý đúng cách. Tốt nhất chỉ nên dùng thức ăn đã nấu chín.
3. Virus tồn tại bao lâu trên bề mặt?
Lời khuyên của WHO là đừng mải đi tìm con số chuẩn xác, mà hãy lo vệ sinh các bề mặt có thể bị nhiễm bẩn quanh bạn.
Không rõ virus gây ra Covid-19 tồn tại trên bề mặt bao lâu nhưng dường như nó hoạt động giống các virus corona khác. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy thời gian nó sống trên bề mặt là vài giờ cho đến vài ngày, tuy nhiên điều này có thể thay đổi trong các điều kiện khác nhau (loại bề mặt, nhiệt độ, độ ẩm…). Vì vậy, rất khó đi đến một con số cụ thể.
Cách dễ dàng nhất là dùng chất khử trùng lau mọi bề mặt mà bạn sợ rằng nó đã bị nhiễm bẩn. Ngoài ra nên nhớ rửa tay (bằng xà phòng, nước hoặc dung dịch chứa cồn) và tránh chạm tay lên mắt/mũi/miệng chính là cách để virus từ các bề mặt không tấn công được bạn.
Không có chuyện virus tự "nhảy" từ các bề mặt lên cơ thể bạn, mà phổ biến nhất là chúng được đưa đến mắt/mũi/miệng thông qua chính bàn tay của bạn.
Theo A. Thư/nld.com.vn
https://nld.com.vn/suc-khoe/who-pha-giai-them-3-thac-mac-lon-ve-covid-19-20200323081306589.htm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00