Vướng ở “xã hội hóa”

LĐTĐ - Năm 2014, Sở Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch rà soát đánh giá chất lượng các công trình chung cư cũ để đảm bảo an toàn cho người dân, không để xảy ra sự cố bất ngờ. Nếu điểm lại từ năm 2011 đến nay, năm nào thành phố cũng quyết tâm rà soát và đánh giá về nhà chung cư. Nhưng tỷ lệ nghịch với những quyết tâm ấy vẫn là tình trạng chung cư xuống cấp hoặc chậm cải tạo.

Liên tiếp rà soát

Từ tháng 8/2011, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc cung cấp và công khai các thông số cho từng khu chung cư cũ. Ở thời điểm này, Hà Nội có 982 nhà chung cư cũ 4 - 5 tầng do thành phố quản lý và 173 nhà chung cư, nhà tập thể khác do công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng quản lý.

Theo Sở Xây dựng, trong số 77 chung cư được kiểm định, thành phố đã lọc ra 11 nhà chung cư nguy hiểm cấp D và đã tiến hành di dời, cải tạo xây dựng lại. Đó là các dự án B4, B14 Kim Liên; 187 Tây Sơn; I1- 2-3 Thái Hà; P3 Phương Liệt ; C7, B6 Giảng Võ; C1 Thành Công; 148-150 Sơn Tây, khu tập thể Nguyễn Công Trứ…Tuy nhiên, tiến độ thực hiện ở hầu hết các dự án cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố vẫn còn quá chậm.

Hà Nội vẫn còn nhiều chung cư cũ cần cải tạo.

Bước sang năm 2012, rồi năm 2013, danh sách những chung cư xuống cấp vẫn tiếp tục được thành phố và các đơn vị liên quan liệt vào “sách đỏ”, thậm chí có những chung cư buộc phải di dân vì điều kiện sống không an toàn. Đầu năm 2014, một lần nữa Sở Xây dựng lại có kế hoạch đánh giá chất lượng các công trình chung cư cũ để đảm bảo an toàn cho người dân, không để xảy ra sự cố bất ngờ. Như vậy, liên tiếp trong 4 năm liền hết lên kế hoạch rà soát rồi lại đưa ra quyết tâm cải tạo các chung cư cũ, đưa vào sử dụng các chung cư mới rốt cuộc tiến độ để chủ đầu tư bàn giao nhà chung cư cho dân cứ chậm dần, còn những chung cư mới do Nhà nước và tư nhân đầu tư thì ngày càng xuống cấp.

Sau ì ạch là bức xúc

Hiện hàng trăm hộ dân ở dự án chung cư cũ C1, khu tập thể Thành Công (quận Ba Đình) đang dở khóc dở cười. Đầu năm 2009, sau khi phá dỡ tòa chung cư cũ các hộ dân tại đây được bố trí đến nơi tạm cư, chờ chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình chung cư mới trên nền đất cũ. Thế nhưng, bốn năm trôi qua dự án xây mới nhà C1 vẫn án binh bất động. Ở dự án chung cư cũ D2 Giảng Võ, dù người dân đã di dời được 2 năm, nhưng dự án vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng, trong khi tiền hỗ trợ thuê nhà cho người dân đã sắp hết hạn. Ngày về chắc còn xa nên những cư dân cũ của tòa nhà này dù muốn hay không vẫn phải bám trụ ở đất Sài Đồng - Long Biên vốn do chủ đầu tư bố trí tạm cư.

*Năm 2013, Hà Nội yêu cầu cùng với việc tổng hợp, rà soát tất cả các dự án, kể cả khu chung cư cũ, nhà đơn lẻ, sẽ xử lý kiên quyết đối với chủ đầu tư nào không thực hiện dự án trong khi đã có đủ điều kiện, được quận huyện và người dân ủng hộ; đồng thời thay thế bằng nhà đầu tư khác, không để tình trạng chậm trễ kéo dài, khiến người dân phải chờ đợi, sinh hoạt không ổn định tại các nơi tạm cư.

Không chỉ có các chung cư đang ở giai đoạn giải phóng mặt bằng ì ạch hay chậm tiến độ mà ngay cả những chung cư mới được đưa vào sử dụng vài năm nay nhưng đang xuống cấp cũng nằm trong danh sách rà soát của Sở Xây dựng. Khu tái định cư (TĐC) Đồng Tàu phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội được thiết kế gồm 10 tòa nhà (đã đưa vào sử dụng 9/10 tòa nhà) được đưa vào sử dụng từ năm 2006 phục vụ di dân dự án mở rộng nút giao thông Ngã Tư Sở, cải tạo ven sông Tô Lịch. Từng được hứa hẹn là nơi ở lý tưởng, có những điều kiện thuận lợi để “an cư lạc nghiệp”, nhưng từ năm 2011 cho đến nay, khu TĐC Đồng Tàu bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng.

Vì sao chậm?

Hầu hết các dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ đều giẫm chân tại chỗ bởi gặp rất nhiều khúc về quy hoạch. Đa số chủ đầu tư đều cho rằng nếu giữ nguyên hệ số sử dụng đất và hệ số tầng như hiện nay, thì doanh nghiệp thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ sẽ lỗ nặng. Chẳng hạn, chung cư cũ số 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa), khi xây lại tối đa chỉ được cao 8 tầng, nhưng chủ đầu tư dự án này lại đang xin “đặc cách” xây lên 17 tầng. Lý do chủ đầu tư đưa ra là nếu xây mới 8 tầng thì đã sử dụng tái định cư hết 7 tầng nên không đủ chi phí bù đắp cho dự án.

Trước đó, một dự án cải tạo chung cư khác cũng tạm dừng nhiều tháng là dự án B6 Giảng Võ, vì nhiều lần phải điều chỉnh thiết kế. Lý do trong khi chủ đầu tư đề nghị chiều cao toà nhà là 28 tầng, thì TP Hà Nội chỉ cho xây 22 tầng.

Nhưng nói gì thì nói việc yêu cầu xây thêm tầng chỉ là những đòi hỏi mang tính làm khó thành phố hoặc chí ít đây cũng là hình thức chạy vạy cơ chế của không ít doanh nghiệp. Bởi rõ ràng ngay từ khi làm các thủ tục xin thực hiện dự án họ đã biết rất rõ dự án đang tiến hành có quy hoạch ra sao. Nhưng rõ ràng họ vẫn nhảy vào.
Câu chuyện chính ở đây là thành phố không thể đủ nguồn lực để lo sửa hết từng ấy các khu chung cư nên mới kêu gọi “xã hội hóa” bằng nguồn lực của doanh nghiệp. Lợi ích 3 bên “người dân - Nhà nước - doanh nghiệp” mà thành phố mong muốn đến nay vẫn chưa có tiếng nói chung hoặc có mới chỉ dừng lại ở những thỏa thuận tạm thời của một vài dự án cải tạo chung cư đã quá nguy hiểm. Và như vậy thì dù có sang năm 2014 hay lâu hơn thế nữa thì việc chung cư xuống cấp hay chậm tiến độ vẫn chẳng có gì là lạ. Còn thành phố và các đơn vị liên quan vẫn phải làm cái việc lặp lại hàng năm là tiếp tục rà soát, đánh giá các chung cư xuống cấp để có hướng xử lý.

*Tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của Hà Nội có diện tích sử dụng 5,5 triệu mét vuông với khoảng 185.000 hộ dân. Trong đó, đã bán 134.960 căn hộ. Ngoài ra, còn có quỹ nhà do các cơ quan tự quản với  30.000 căn diện tích xấp xỉ 1 triệu mét vuông. Đặc biệt, có tới 450 chung cư cũ với tổng diện tích khoảng 1 triệu mét vuông đang xuống cấp thuộc diện cần cải tạo, xây dựng lại.

Gia Bảo

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Xem thêm
Phiên bản di động