Virus viêm gan, “sát thủ thầm lặng”
Mỗi năm có tới 620.000 ca tử vong do viêm gan B
Các loại virus viêm gan A, B, C, D và E có thể gây bệnh viêm gan cấp tính và mạn tính, dẫn đến xơ gan và ung thư gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Đây là 2 tác nhân được giới chuyên môn xem là “sát thủ thầm lặng”. Lý do vì hầu hết người bị nhiễm 2 loại virus này không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan mới biết. Việc này dẫn đến khó khăn trong công tác điều trị.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, viêm gan vi rút B là bệnh lây nhiễm tiềm ẩn khả năng đe dọa tới tính mạng con người. Trên thế giới có hơn 360 triệu người nhiễm trùng gan mạn tính. 620,000 ca nhiễm vi rút viêm gan B cấp và mạn tính tử vong mỗi năm. Vi rút viêm gan B lây truyền qua đường tiếp xúc máu hoặc chất dịch của cơ thể mang bệnh, và do quan hệ tình dục.
Theo đó, người mới bị viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều. Bệnh nhân có cảm giác người mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất. Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát... Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thể hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.
Viêm gan C- thách thức lớn
Hiện Việt Nam đã triển khai tiêm vắcxin phòng viêm gan B. Nhờ thế, tỷ lệ mang virus này ở trẻ dưới 10 tuổi đã đạt dưới 2%. Tuy nhiên viêm gan C thực sự là một thách thức, khi chưa có vắcxin, điều trị hết sức tốn kém. Bởi đây là bệnh truyền nhiễm về gan do nhiễm vi rút viêm gan C gây ra. Bệnh có thể kéo dài trong vài tuần ở mức độ nhẹ hoặc thậm chí cả đời ở mức độ nghiêm trọng. Những người có sức khỏe yếu có thể bị lây nhiễm vi rút viêm gan C do tiếp xúc máu với cá thể mang bệnh. Đây là một trong những loại vi rút truyền nhiễm gan phổ biến. Theo tiến sĩ Kính, trên thế giới hàng năm có 3 đến 4 triệu người bị nhiễm vi rút viêm gan C. Khoảng 150 triệu người mang bệnh mạn tính và có nguy cơ biến chứng thành xơ gan hoặc ung thư gan. 350.000 ca tử vong mỗi năm vì các bệnh về gan liên quan đến vi rút viêm gan C.
Tiến sĩ Kính nhấn mạnh, sau khi vi rút viêm gan C xâm nhập cơ thể 15 - 50 ngày, chỉ có khoảng 20% người nhiễm có biểu hiện nhiễm trùng cấp. Triệu chứng điển hình là vàng da - niêm mạc, men gan gia tăng (chỉ phát hiện ở 25% bệnh nhân). Nhiễm vi rút viêm gan C cấp có thể tự khỏi trong 10 - 25% trường hợp, như vậy là có khoảng 75% bệnh nhân trở thành người nhiễm mãn tính với sự hiện diện của vi rút viêm gan C trong máu. Trong số này có 10 - 20% bệnh nhân viêm gan C bị biến chứng thành bệnh xơ gan, 5% bị biến chứng thành bệnh ung thư gan. Xét trên tổng thể, người bệnh viêm gan vi rút C sẽ phải đối mặt với ba biến chứng nguy hại là xơ gan, ung thư gan và suy gan. Nhưng nguy hiểm hơn là viêm gan C diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì cho đến khi nó gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến gan.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh viêm gan C đường lây giống y hệt vi rút HIV. Theo những con đường này, có 4 phương thức lây truyền cơ bản: quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn, tiêm chích ma túy, truyền máu không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Theo đó, người dân không tiêm chích ma túy; không với tình dục bừa bãi và không với truyền máu không an toàn. Cuối cùng là cần chủ động đi khám và thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm gan vi rút hiệu quả.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 10-15% dân số bị nhiễm virus viêm gan B, 4% nhiễm virus viêm gan C tương đương với khoảng 11,5 triệu người Việt Nam mang virus viêm gan. Đáng ngại là do nhận thức của người dân còn hạn chế nên ước tính mỗi năm có thêm hàng ngàn ca nhiễm mới. Tại bệnh viện, có trên 20.000 bệnh nhân đến lĩnh thuốc hàng tháng. Nhiều người không biết mình mắc bệnh cho đến khi phát hiện dấu hiệu bệnh vào nhiều năm sau, dẫn tới tử vong vì ung thư gan. |
Phương An
Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động
Tin khác

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15