Việt Nam xếp vị trí 28/35 về chỉ số Giáo dục cho tương lai
Dạy kỹ năng sống cần chú trọng thực hành và trải nghiệm | |
Đừng kỳ vọng hay trông đợi vào con quá cao | |
Kết quả học tập các môn của học sinh Việt chưa đều | |
Chống lạm thu: Hiểu đúng, làm đúng và minh bạch |
Tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) vừa công bố chỉ số Giáo dục cho Tương lai Thế giới đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục. Theo đó, có 35 nền kinh tế được đánh giá thông qua 16 chỉ số thuộc 3 môi trường gồm môi trường chính sách giáo dục, môi trường giảng dạy và môi trường kinh tế - xã hội.
Báo cáo này phân tích giáo dục ở lứa tuổi từ 15 đến 24, tập trung vào những yếu tố “đầu vào” như khoản chi của nhà nước cho giáo dục trung học, chất lượng đào tạo giáo viên…, và những yếu tố “đầu ra” như điểm thi, để đánh giá việc học sinh, sinh viên được chuẩn bị như thế nào để nắm được “những kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và tư duy phê phán, và khả năng sống tốt trong một thế giới ngày càng số hóa và tự động”.
Thông qua việc đánh giá 3 môi trường chính sách giáo dục, môi trường giảng dạy và môi trường kinh tế - xã hội, thông thường những nước giàu và những nước nhỏ có thứ hạng cao nhất. Theo đó, năm nước xếp hạng cao nhất về chỉ số Giáo dục cho Tương lai Thế giới là New Zealand, Canada, Phần Lan, Thụy Sỹ và Singapore. Vương quốc Anh xếp thứ 6, Mỹ xếp thứ 12.
New Zealand cũng xếp vị trí cao nhất xét riêng về môi trường giảng dạy, tiêu chí này chiếm 50% trong điểm đánh giá tổng thể. Nước này cũng được điểm trọn vẹn về khung chương trình giảng dạy cho những kỹ năng tương lai, sự hiệu quả của hệ thống thực hiện chính sách, đào tạo giáo viên, khoản chi của nhà nước cho giáo dục, định hướng nghề nghiệp ở trường phổ thông, sự hợp tác giữa các trường đại học và ngành công nghiệp…
Theo đánh giá của EIU, có hai lý do khiến New Zealand được xếp hạng cao nhất:
Thứ nhất, New Zealand coi việc giáo dục cho kỹ năng tương lai là một điều thiết yếu phải được thực hiện một cách chiến lược: nước này nhỏ và xa xôi, và biết được rằng mình có ít lựa chọn ngoài việc phải trở nên cạnh tranh một cách toàn cầu.
Thứ hai, New Zealand có một hệ thống tiếp cận do nhà nước chỉ đạo một cách chiến lược để nền giáo dục phù hợp cho mục đích này thông qua công nghệ, sự giảng dạy, chương trình giảng dạy và sự hợp tác với các ngành công nghiệp.
Theo Xuân Vũ/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28