Việt Nam "bắt tay" Nhật Bản thỏa thuận trao đổi dữ liệu vệ tinh
Việt Nam – Nhật Bản ký thỏa thuận về trao đổi dữ liệu vệ tinh. (Ảnh: PV) |
Thỏa thuận trao đổi dữ liệu vệ tinh nhằm hỗ trợ Chương trình DataCube ở Việt Nam - một nền tảng dữ liệu lớn của các vệ tinh quan sát trái đất để phát triển các ứng dụng liên quan đến: giám sát lúa; rừng và chất lượng nước cũng như thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu vệ tinh trong các lĩnh vực nói trên.
Với thỏa thuận này, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản sẽ cung cấp các sản phẩm ScanSAR ALOS-2 chụp lãnh thổ Việt Nam các đề nghiên cứu được hai bên đồng thuận, thỏa thuận cũng là khuôn khổ để hai bên mở rộng hợp tác trong phát triển nghiên cứu, ứng dụng qua việc sử dụng các sản phẩm quan sát đất ("sản phẩm EO"), không chỉ của vệ tinh ALOS-2 mà còn của các vệ tinh khác cũng như các dữ liệu đã có sẵn trong hệ thông Việt Nam DataCube.
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ vận hành và duy trì hệ thống Việt Nam DataCube để lưu trữ dữ liệu ALOS-2, thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu ALOS-2 trong các lĩnh vực ứng dụng; thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy sử dụng các sản phẩm EO của các vệ tinh khác đặc biệt là vệ tinh Nhật Bản cũng như dữ liệu có sẵn phục vụ cho hoạt động của hệ thống Việt Nam DataCube.
Các hoạt động thuộc thỏa thuận này được bắt đầu ngay khi hai bên tiến hành ký kết và tiếp tục trong vòng 2 năm từ 9/2017 – 9/2019.
Trong cùng ngày cũng đã diễn raHội thảo quốc tế hệ thống quan sát trái đất toàn cầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10 với chủ đề “Tăng cường hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững bằng hệ thống quan sát trái đất: Kinh nghiệm từ khu vực Châu Á – Châu Đại Dương”.
GS. VS. Châu Văn Minh - Chủ tịch, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực tế, lũ quét, sạt lở đất, áp thấp nhiệt đới và bão đã tàn phá nhiều nhà cửa, làng mạc, đường xá và làm nhiều người dân thiệt mạng.
Hội thảo thảo luận về nhu cầu của Châu Á – Châu Đại Dương về thông tin, quan sát sinh vật, quan sát biển, nền tàng dữ liệu và chia sẻ dữ liệu của các vệ tinh quan sát trái đất, đặc biệt, xác định phương thức đẩy mạnh công nghệ vũ trụ và ứng dụng công nghệ vũ trụ cho giám sát thiên tai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tạo cuộc sống tốt đẹp hơn trong môi trường xanh.
Theo Linh Linh/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật
Công nghệ 30/10/2024 10:12
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần
Công nghệ 28/10/2024 10:43
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!
Công nghệ 27/10/2024 11:41
Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo bằng hình ảnh người nổi tiếng
Công nghệ 24/10/2024 16:07
Robot hình người STAR1 của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về tốc độ
Công nghệ 21/10/2024 08:25
Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm
Công nghệ 16/10/2024 06:57
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công
Công nghệ 21/09/2024 09:53