Viện phí tăng, người bệnh không phải đóng thêm tiền?

LĐTĐ - Ngay cả khi BHXH và Bộ Y tế tuyên bố rằng khi giá viện phí mới được áp dụng thì người bệnh không phải đóng thêm tiền thì trên thực tế lại hoàn toàn không như vậy.

Đây là thực tế xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế. Cơ sở này áp dụng khung giá mới từ 16/7 và điều chỉnh giá 447 dịch vụ.

Phổ biến nhất là dịch vụ siêu âm, giá đã tăng lên 35.000 đồng (trước kia là 20.000 đồng). Thế nhưng, giá siêu âm trên máy xã hội hóa lại là 50.000, như vậy người bệnh vẫn phải đóng thêm 15.000 đồng. Bệnh viện này có đến 9 máy siêu âm được xã hội hóa như vậy.

Thậm chí, có dịch vụ, số tiền bệnh nhân phải đóng thêm lên đến tiền triệu. Chẳng hạn với dịch vụ dùng dao gamma mổ sọ não (máy xã hội hóa), giá bệnh viện xây dựng là 45 triệu đồng, trong khi đó Bảo hiểm y tế chi trả 30 triệu, phần còn lại 15 triệu là do bệnh nhân đóng.

Bảng giá dịch vụ y tế thực hiện trên máy xã hội hóa của Bệnh viện Bạch Mai với mức giá cũ. Ảnh: N.P.

Chưa kể những người đồng chi trả 20% hoặc chỉ được hưởng 30% vì khám vượt tuyến thì số tiền họ phải đóng thêm không phải là nhỏ. Một số dịch vụ tại bệnh viện này cũng được xã hội hóa là chụp cộng hưởng từ (3 máy), Xquang kỹ thuật số (6 máy), máy CT (5 máy)...

Không chỉ ở Bệnh viện Bạch Mai mà nhiều bệnh viện khác như K, Việt Đức... cũng thu thêm của bệnh nhân phần chênh lệch do dùng máy xã hội hóa. Hầu như các bệnh viện đều có máy xã hội hóa.

Trước đây, người bệnh vẫn phải nộp thêm khoản chênh lệch này, nhưng khi viện phí tăng họ kỳ vọng mình sẽ không phải đóng thêm tiền dịch vụ đã được bảo hiểm chi trả. Cả Bộ y tế lẫn Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đều khẳng định các bệnh viện sẽ không được thu thêm tiền của người bệnh khi điều chỉnh viện phí.

Lý giải điều này, ông Lê Văn Phúc, Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, khi chưa tăng giá thì người bệnh phải bỏ tiền túi ra mua nhiều loại thuốc, vật tư y tế tiêu hao. Khi đã tăng thì nếu cái nào đã kết cấu vào giá thì bệnh viện không được yêu cầu người dân mua thêm. Trừ vật tư đặc biệt thì phải ghi rõ là chưa bao gồm vật tư này. Chẳng hạn giá dịch vụ sinh thiết tủy xương là 110.000 đồng, nhưng chưa tính kim sinh thiết.

Còn nếu người bệnh sử dụng dịch vụ trên máy xã hội hóa thì khác. Nếu giá mới được phê duyệt bằng giá của máy xã hội hóa thì người bệnh không phải trả thêm. Nếu còn thấp hơn thì người bệnh vẫn phải đóng khoản chênh lệch. Nhiều dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng lên vẫn chưa thể bằng giá xã hội hóa, nên người bệnh vẫn phải đóng thêm tiền nhưng ít hơn so với trước.

Lý giải về sự khác biệt giữa 2 loại máy xã hội hóa và máy do nhà nước đầu tư, theo ông Phúc, chi phí dịch vụ cho máy xã hội hóa đã được tính đầy đủ, có cả chi phí khấu hao máy móc. Trong khi giá dịch vụ trên những máy được Nhà nước đầu tư thì mới chỉ tính 3/7 yếu tố cấu thành giá, không tính khấu hao máy móc.

Nếu giá bảo hiểm y tế chi trả thấp hơn giá xã hội hóa thì người bệnh phải nộp thêm phần chênh lệch. Ảnh: N.P.

Tuy nhiên, dù là máy xã hội hóa nhưng dịch vụ y tế được thực hiện trong các bệnh viện công, những nơi này vẫn được Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc, sửa chữa lớn, trả lương cho cán bộ. Càng nhiều máy móc xã hội hóa thì mức chi của quỹ bảo hiểm y tế, của người bệnh càng tăng.

"Mặt tích cực của máy xã hội hóa là tạo cơ hội cho người bệnh được hưởng dịch vụ tại nơi đó. Nhưng có thì lại làm tăng chi phí lên, cũng có thể xảy ra tình trạng lạm dụng", ông Phúc cho biết.

"Theo tôi thì Bộ Y tế nên đứng ra làm nhiệm vụ điều tiết. Ví dụ trong khu vực này chỉ cần một máy chụp PET/CT, bệnh viện này đầu tư máy chụp CT 256 dãy rồi thì bệnh viện kia thôi. Ngoài ra cũng cần đưa ra tiêu chí cụ thể khi nào thì cần chụp 256 dãy, hay 164 dãy, khi nào 128 dãy... ", ông Phúc nói.

Như tại một bệnh viện ở tỉnh Đồng Nai đầu tư mua máy xã hội hóa chụp CT 128 dãy, rất cao cấp, trong khi máy chụp CT thông thường vẫn có thể phát hiện được bệnh. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang yêu cầu các địa phương có báo cáo toàn diện về việc sử dụng các máy xã hội hóa.

Nguồn VnE

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động