Vỉa hè cứ lát... lại nát
Lát như thế không hỏng mới... lạ
Đối với lĩnh vực xây dựng, giao thông luật quy định bất cứ khâu nào cũng phải có tư vấn giám sát. Song dường như riêng với lĩnh vực làm hè đường, lát vỉa hè là đứng ngoài luật. Theo ghi nhận của PV, đa số các công nhân làm việc lát vỉa hè trên thực địa nhiều năm nay chẳng thấy bóng tư vấn giám sát nào. Chính vì không có sự giám sát, coi chuyện lát vỉa hè là những côn trình vụn vặt, nên các công nhân thao tác rất thoải mái. Cách làm thông thường mà PV chứng kiến đó là, bóc lớp cũ, đổ cát xuống rồi san bằng cát cho phẳng lát đá lên, sau đó hòa xi măng đổ lên mặt để tự thấm vào các khe của gạch. Cách làm thứ hai, nhiều nơi còn lấy cả nước cống để trộn hồ sau đó làm nền để gắn gạch.
Theo anh Nguyễn Văn Chính, kỹ sư xây dựng các công trinhh giao thông của ngành quốc phòng “điều kiện để hè phố có độ bền cao không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chất lượng gạch mà quan trọng là yếu tố nền đất, độ gắn kết của xi măng, cát sỏi được pha chế theo công thức đoàng hoàng. Nếu một hè phố được cung cấp bởi gạch chất lượng tốt, làm mặt bằng nền tốt, pha chế xi măng, cát tốt, giám sát tốt tuổi thọ lên tới mấy chục năm”. Tuy nhiên, hầu hết các vỉa hè ở Hà Nội có niên hạn sử dụng rất thấp. Nhớ lại vào những năm 2009- 2010 khi cả thành phố gấp rút đón chào sự kiện 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, các vỉa hè trong nội đô TP hầu hết được xới lên để thay mới, song đến nay mới được 4 năm, các vải hè đã, đang và sẽ phải làm lại mới.
Những con số giật mình
Tại hội nghị Đảng bộ của Tp tổ chức cuối tuần trước, UVBCT- Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đưa ra con số khiến chúng ta không khỏi giật mình: Trong ba năm (từ 2011 - 2013), chỉ riêng 4 quận nội thành là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng, Hà Nội đã chi gần 1.000 tỷ đồng cho việc đầu tư xây dựng, sửa chữa vỉa hè. Trong đó, chất lượng như thế nào hẳn đã rõ. Và bí thư Phạm Quang Nghị đưa ra dẫn chứng cụ thể:
Một đô thị văn minh, hiện đại thì vỉa hè cũng phải được quan tâm. Ở nước ngoài, vỉa hè tồn tại cả trăm năm, không lún, càng dùng càng đẹp, nhưng chúng ta làm tháng trước tháng sau đã hỏng.Vật liệu của họ cũng như mình, kỹ thuật thi công không đòi hỏi quá khó, nhưng có lẽ do tinh thần, ý thức của chúng ta chưa cao. Phạm Quang Nghị- Bí thư Thành ủy Hà Nội |
Tuyến đường Vành đai I, dự án trọng điểm có suất đầu tư rất cao, vừa được bàn giao sử dụng, nhưng vỉa hè lại phải bóc lên làm lại. Đoạn từ Kim Liên đến Ô Chợ Dừa dài 1.080m được chi hơn 1.000 tỷ đồng; đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu dài khoảng 500m, được chi tới 810 tỷ đồng, đáng lẽ chất lượng đường, vỉa hè, cây xanh cũng phải đẹp nhưng đơn vị đầu tư và thi công đã không làm được. Bởi thế, Bí thư Thành ủy đã đề đị các cấp, ngành phải làm rõ vấn đề này.
Chỉ mới 4 quận nội thành trong 3 năm số tiền chi cho đầu tư vỉa hè đã khủng như thế, vậy trên toàn thành phố sẽ tốn bao nhiêu tiền cho đầu tư vỉa hè. Nói về chất lượng vỉa hè, ngoài các nguyên nhân như PV đã đề cập ở trên, một số người trong cuộc cho rằng ngoài nguyên nhân chủ quan phải kể đến yếu tố khách quan đó là đa số vỉa hè bị xuống cấp đều có địa hình không bằng, diện tích nhỏ, thế nên khi lát vỉa xong thì phải chịu áp lực xe cộ rất lớn. Vì đa số vỉa hè người dân đều tranh thủ kinh doanh, lượng xe máy dựng lòng vỉa hè khá nhiều điều này dẫn đến chất lượng bị xuống cấp. Nói như vậy cũng không chuẩn, ví như các tuyến phố Hàng Bông, Hàng Đào.. diện tích vỉa ít, khách du lịch, giao dịch thương mại nhiều song chất lượng vỉa hè khá tốt. Và như vậy, để dẫn tới việc chất lượng vỉa hè kém nguyên nhân chính nằm khâu thi công ẩu, giám sát kém mà thôi.
Hạ tầng kỹ thuật, nhất là hè đường trong nội đô, vừa qua thành phố đã rà soát lại tất cả từ khâu quy hoạch, đầu tư xây dựng. Đồng thời, có biện pháp chấn chỉnh và chỉ đạo đó là: Phải đầu tư theo quy hoạch. Một số đường mà trước kia do có sự lấn chiếm vi phạm quy hoạch, cụ thể như đường 19/12, thành phố quyết định phải đầu tư, trả lại con đường như vốn có. Việc quản lý vỉa hè, thành phố phân cấp cho các quận, huyện, chỉ có những dự án đi theo cải tạo đường lớn, đòi hỏi nguồn lực tập trung thì mới không giao. Như dự án Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu thì giao cho Ban quản lý Dự án trọng điểm làm. Đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu chất lượng hè có vấn đề, bó vỉa không phù hợp, thích ứng cho các phương tiện cá nhân của các hộ gia đình sống ở đây, như còn quá cao, rất khó đi lên. TP sẽ tổng kiểm soát chất lượng vỉa hè để kịp thời chấn chỉnh. |
Tuệ Giang
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15