Vì sao uống nước đun sôi lại gây ung thư?

Bình thường, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ đã bắt đầu có vi khuẩn và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều. Nhận định của các nhà khoa học cho thấy nhiều bất cập của việc uống nước đun sôi.
Vụ “máy lọc nước Kangaroo ngừa rối loạn mỡ máu”: Quảng cáo sai, phải xử lý
Vượt chỉ tiêu chống thất thoát thất thu nước sạch gần 3%
Kiểm điểm các cá nhân chậm trễ cấp nước cho Bệnh viện Phụ sản
Kiểm tra, xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Trước thông tin nước đun sôi để nguội lâu ngày có thể sản sinh ra chất gây ung thư, khiến nhiều người hoang mang, theo các chuyên gia cho biết thêm, hiện nay chưa có bất cứ công bố khoa học nào của các cơ quan uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới hay hội nghị khoa học uy tín đề cập về vấn đề này. Vấn đề duy nhất chỉ là nguy cơ tái nhiễm bẩn của nước.

Nước đun sôi không phải loại nước tốt nhất cho cơ thể

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, trước đây, nguồn nước tự nhiên không hoặc ít bị ô nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn như bây giờ. Trong nước có chứa lượng oxy và chất khoáng cực tốt, đặc biệt là khí oxy khi uống vào sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật trong ruột tiêu hóa rất tốt. Với những nguồn nước sạch tự nhiên, có thể uống và dùng được ngay. Đây là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước vừa bị nhiễm hóa chất, vừa chứa nhiều vi sinh vật và kí sinh trùng nên khó có thể dùng ngay. “Uống nước đun sôi là giải pháp tốt của người dân. Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, kí sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước. Tuy nhiên, việc đun sôi nước để uống cũng bộc lộ nhiều nhược điểm”, ông Thịnh nói.

Thứ nhất, ở nhiệt độ đun sôi đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn và các chất độc hại nhưng đồng thời cũng làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần cho cơ thể. Do đó, khi con người uống loại nước này sẽ khó tiêu hơn. “Cá có thể sống trong môi trường nguồn nước tự nhiên nhưng nếu bạn đặt chúng trong một chậu nước đun sôi để nguội, chắc chắn nó sẽ chết. Với con người, tất nhiên sẽ không chết như vậy song nếu uống nước đun sôi để nguội như vậy, tức là sẽ thiếu lượng oxy trong nước, gây cản trở vi sinh vật trong đường ruột phát triển. Lượng oxy này khá cần thiết vì người ta chỉ có thể đưa oxy vào phổi chứ không đưa vào ruột”, ông Thịnh nói thêm.

Nhược điểm thứ hai là nguy cơ tái nhiễm khuẩn trong nước đun sôi để nguội rất cao. Càng để lâu, nước càng bẩn. Tiến sĩ Thịnh phân tích, trong nước càng nhiều vi sinh vật, càng nhiều trứng kí sinh trùng bao nhiêu, khi đun sôi, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời bị phân rã tạo thành chất hữu cơ trong nước và tạo thành nguồn thức ăn dồi dào cho những vi sinh vật ở ngoài. Trong khi đó, môi trường bên ngoài chứa rất nhiều vi sinh vật.

nước đun sôi, ung thư

Nguy cơ từ thói quen uống nước đun để nhiều ngày

Lúc này, nguy cơ tái nhiễm rất lớn, nước sẽ nhanh bị thiu và lượng vi sinh vật nhân lên gấp bội, thậm chí loại nước này còn độc hại hơn lúc chưa đun. Đồng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cũng đưa cảnh báo cần thay đổi ngay thói quen đun 2-3 ấm nước để nguội, cho vào bình uống dần cả tuần.

Theo thông tin này, các bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại, sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.Nếu cứ đổ chồng nước cũ vào nước mới với nhau sau khi đun, vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc, gây hại cho cơ thể.

Uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khỏe, vì chất muối axit nitrat (là một chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội. Sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axit nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Nghiên cứu này kết luận rằng, không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó oxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.

Uống nước nào tốt nhất?

Theo cả hai chuyên gia, đun nước để uống là cần thiết nhưng không phải là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không để sang ngày hôm sau. Tuyệt đối không tích nước để nguội cả tuần.

Ngoài ra, nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tránh sử dụng các loại nhựa tái chế để chứa nước. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín.

PGS Thịnh cho rằng hiện nay phương pháp lọc khá tối ưu với 2 cách: Lọc vi sinh vật bằng cách dùng màng lọc (lọc xong vi sinh vật sẽ biến mất mà không cần đun) và lọc trao đổi ion để loại bỏ các chất độc hại, cả những chất kim loại độc hại.

Đựng nước sôi đúng cách PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, nếu là nước sạch đun sôi thì thời gian để thoải mái, tất nhiên là không quá lâu lên đến cả tuần hay cả tháng. Vật liệu để nước cũng rất quan trọng. Đối với bình thủy tinh thì có thể đựng nước thoải mái mà không lo chất độc có thể xâm nhập vào nước, nhưng với những bình đựng nước bằng nhựa kém chất lượng (nhất là những loại nhựa trôi nổi trên thị trường) thì khả năng nhiễm độc từ chúng là rất cao. Các loại bình nhựa này khi đựng nước có thể giải phóng phân tử hữu cơ, đặc biệt là nếu đựng nước nóng thì loại nhựa này sẽ phôi ra vào trong nước những tạp chất chứa trong nó.

Hiện nhiều gia đình có thói quen uống nước khoáng, nước tinh khiết thay cho nước đun sôi. Thế nhưng, nước tinh khiết chỉ cung cấp nước mà không chứa các chất cần thiết cho cơ thể, còn nước khoáng thì mỗi loại sẽ có hàm lượng khoáng khác nhau như natri, kali, calci, magie... nên nếu dùng một loại mãi thì cơ thể ta sẽ thiếu những chất khoáng khác. Loại nước tốt nhất cho cơ thể hiện nay là nước đun sôi để nguội. Đặc biệt, với trẻ nhỏ thì nước đun sôi là đồ uống tốt nhất, giúp cho cơ thể trẻ dễ hấp thu, tăng lượng hồng cầu của tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhanh chóng phục hồi thể lực. "Nên lưu ý việc vệ sinh bình đựng, ấm đun và ly tách, dụng cụ chứa nước để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn làm nhiễm khuẩn nguồn nước gây tác hại xấu cho sức khỏe". PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết.

Theo Một thế giới

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động