Vì sao nên chuẩn bị sẵn than hoạt tính trong ngày lễ Tết?
Cẩn trọng với tình trạng ngộ độc thực phẩm sau Tết | |
Cách sử dụng than hoạt tính trong phòng chống ngộ độc thực phẩm |
Than hoạt tính thường được sử dụng trong dân gian để điều trị một số bệnh như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và một số ứng dụng khác trong sinh hoạt thường ngày như lọc nước, lọc không khí (khẩu trang), làm mỹ phẩm.
Than hoạt tính thường được làm từ gỗ hoặc từ các phế chất hữu cơ khác như xơ dừa, vỏ gáo dừa, các chất này được nung ở nhiệt độ 950oC trong lò quay. Ở nhiệt độ này, thành phần carbon phản ứng hóa học với hơi nước và một số chất hóa học khác có trong lò quay sẽ tạo ra rất nhiều lỗ rỗng bên trong hạt than, hình thành nên một sản phẩm được gọi là than hoạt tính. Nhờ đó, than hoạt tính có đặc tính rất xốp, diện tích bề mặt rất lớn, diện tích từ 500-2.500 m2/1g sản phẩm.
Với đặc tính như vậy, các vết rỗng, nứt vi mạch đều có tính hấp thụ rất mạnh, vì bề mặt riêng rất lớn của than hoạt tính nên nó có khả năng thu giữ một số chất trên bề mặt (sự hấp phụ), kể cả chất vô cơ lẫn hữu cơ. Riêng các chất khí như: carbonic (CO2), hydrogen sulfua (H2S), amoniac... có thể hấp phụ được một khối lượng gấp từ 50-100 lần khối lượng của nó.
Than hoạt tính không độc, khi uống vào không hấp thu vào máu mà thải ra ngoài cơ thể theo phân (tạo màu đen). Than hoạt tính có vai trò quan trọng trong xử trí và điều trị ngộ độc thực phẩm đặc biệt than hoạt tính đã được các bác sỹ bệnh viện Bạch Mai đã dùng cấp cứu, điều trị có hiệu quả các trường hợp ngộ độc nấm độc ở tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang.
Một số hướng dẫn sử dụng than hoạt tính khi ngộ độc thực phẩm:
- Ngộ độc thực phẩm cấp tính do vi sinh vật và độc tố: thường dùng ở dạng viên nén nhai, viên nang, viên bao đường, với liều thường dùng từ 62,5- 125 mg/1 lần x 2-3 lần/ngày, dùng sau bữa ăn, trong 4 - 5 ngày. Trường hợp ăn khó tiêu, người lớn có thể dùng 125mg/1 lần x 2-3 lần/ngày.
- Ngộ độc thực phẩm cấp tính do hóa chất: thường dùng ở dạng bột mịn hoặc dạng nhũ dịch.
+ Dạng bột mịn: người lớn dùng 50 gam, khuấy trong 250 ml, lắc kỹ trước khi uống, có thể dùng ống thông dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng nhắc lại nhiều lần từ 25-50g, cách nhau 4—5 giờ. Có thể phải kéo dài đến 48 giờ. Trẻ em dùng 1g/kg thể trọng, trường hợp nặng có thể lặp lại 4-6 giờ.
+ Dạng nhũ dịch: liều dùng mỗi ngày đối với người lớn là 200 ml, trẻ em 100 ml. Tổng lượng phải dùng có thể từ 1 - 6 lọ hoặc nhiều hơn, tùy vào mức độ ngộ độc. Nếu là ngộ độc nhẹ, chỉ cần dùng 1 lọ, nhưng nếu là ngộ độc nặng (kim loại…), có thể phải dùng 6 lọ trở lên.
- Ngộ độc thực phẩm do nấm độc: người lớn dùng 1g/kg thể trọng, trẻ em 1-2 g/kg thể trọng. Trường hợp nặng cho uống than hoạt tính nhiều lần (3- 4 giờ/1 lần), kèm theo sorbitol (người lớn 6 gói, trẻ em 2-4 gói). Than hoạt tính và sorbitol dùng ít nhất trong vòng 3 ngày.
Dùng than hoạt tính dù ở dạng nào phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1-3 giờ sau khi chất độc được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ không còn tác dụng khi chất độc đã ngấm vào máu. Vì vậy, khi nghi ngờ ăn phải chất độc, cần uống thuốc ngay.
Than hoạt tính không độc nhưng lưu ý tác dụng phụ của các thành phần của thuốc khác khi sử dụng dạng biệt dược, vì vậy cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, hoặc tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc.
Nếu uống quá nhiều than hoạt tính có thể gây táo bón, làm buồn nôn, nôn mửa, Vì vậy cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên dùng than hoạt tính thường xuyên và lâu dài vì khi uống, trong đường tiêu hóa than hoạt tính không chỉ liên kết các chất độc mà còn làm giảm tác dụng của nhiều chất có lợi trong cơ thể (các men, vitamin, acid amin...)
- Không uống than hoạt tính cùng một lúc với các thuốc khác mà nên uống cách nhau khoảng 2 tiếng, do thanh hoạt tính có thể hấp phụ loại thuốc dùng chung, dẫn đến làm giảm sự hấp thu thuốc vào máu và làm thuốc kém tác dụng.
- Không dùng trong trường hợp bệnh nhân hôn mê sâu, đang cơn co giật, người uống phải xăng dầu, các hóa chất có sắt, axit hay kiềm mạnh;
- Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Tên và thành phần một số biệt dược của than hoạt tính hiện đang sử dụng: - Carbogast: viên nén, nhai, gồm có than hoạt tính + tricalciphosphat + calci carbonat + bột cam thảo. - Carbophos: viên nhai, gồm có than hoạt tính + tricalciphosphat + calcicarbonat + saccarose + glycyrhizin. - Carbosylane: viên nang, gồm than hoạt tính + simethicon. Uống 1 cặp 2 viên (viên xanh giải phóng hoạt chất ở dạ dày, viên đỏ giải phóng chất ở ruột). - Carbolevure: viên nang, có than hoạt tính + saccharomyces cerevisiac. - Carbotrin: viên bao, có than hoạt tính + sulfamethoxazol + trimethoprim. - Actidoser: dạng nhũ dịch (than hoạt tính + sorbitol) do Bệnh viện Bạch Mai sản xuất.Than hoạt tính có khả năng thu giữ một số chất trên bề mặt (sự hấp phụ), kể cả chất vô cơ lẫn hữu cơ có tác dụng phòng chống ngộ độc rất hữu hiệu. Đặc biệt hiệu quả trong cấp cứu, phòng chống ngộ độc thực phẩm tăng lên khi dùng sớm, đủ liều ngay từ giờ đầu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38