Vì sao một số bộ phận trên cơ thể gà lại không nên ăn?
Ăn thịt gà thì cơ thể chúng ta được gì? | |
Có nên kiêng tôm, thịt gà khi trẻ bị ho? |
1. Phao câu
Phao câu gà được xem là món "khoái khẩu" của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, vừa béo, lại có mùi hương đặc biệt.
Tuy nhiên, theo giám đốc điều hành của Hiệp hội Dinh dưỡng ở Đại Liên, Trung Quốc, Wang Xingguo: Đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư.
Nhưng chúng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên buộc phải tích tụ tại phao câu. Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành "kho chứa" độc, lưu trữ virus, vi khuẩn.
2. Da gà
Cũng theo Wang Xingguo, da gà mặc dù là rất ngon, nhưng lại gây ra nhiều bất lợi cho cơ thể. Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
Đặc biệt là thịt gà nướng, sau khi trải qua quá trình chế biến, lượng cholesterol trong da gà bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa, gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người. Nếu nhiệt độ chế biến không được kiểm soát đúng, có thể có chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất là bạn cân nhắc chúng trước khi ăn quá nhiều.
3. Cổ gà
Phần cổ gà có rất ít thịt, chủ yếu là da và xương, nhưng lại chứa rất nhiều mạch máu và là nơi tập trung tương đối nhiều tuyến bạch huyết. Giám đốc điều hành của Hiệp hội Dinh Dưỡng ở Đại Liên khuyến cáo: Thỉnh thoảng ăn chút cổ gà thì không có vấn đề gì, chỉ cần chúng ta bỏ phần da ở cổ, bởi các tuyến bạch huyết và thải độc đa số đều nằm ở lớp mỡ dưới da ở vùng cổ gà, mà thông thường ở động vật các tuyến giáp vùng cổ đa số đều chứa các chất có hại, các tồn dư từ thực phẩm mà gà ăn hằng ngày.
4. Phổi gà
Chuyên gia dinh dưỡng Vương Hưng Quốc chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa nhiều chất độc, tồn dư tùy theo điều kiện sinh sống của động vật. Tuy nhiên, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên loại bỏ phổi gà khi chế biến.
5. Mề, ruột gà
Trong một bài báo trên gaoweiming.blogspot.com, ông Wang Xingguo cho rằng: Trong con gà, mề và ruột là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể người nhất do đây là nơi tiêu hóa thức ăn của gà.
Ngay cả khi chúng ta xử lý chúng bằng muối và nước sôi hay giấm thì các vi khuẩn trú ngụ ở đây cũng không bao giờ sạch hết. Chưa kể đến quá trình giết mổ, nếu không đảm bảo an toàn sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn bám trong nội tạng của gà.
6. Chân gà
PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng: Về cơ bản chân gà không phải là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Mọi người thường sử dụng chân gà làm món nhậu hoặc đổi món, thay đổi khẩu vị khá hấp dẫn.
Lớp da ở chân gà có hàm lượng chất béo tùy thuộc vào chân to hay bé. Do đó, nếu ăn nhiều chân gà trong thời gian dài có thể làm gia tăng lượng mỡ máu ở những người có cholesterol máu cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm thịt một con gà, tất nhiên, bạn không nên vứt bỏ hai chân của nó.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00