Vì sao doanh nghiệp khai thác quặng sắt xin trả lại mỏ?
Nguy cơ mất an toàn lao động tại mỏ đá Hoàng Anh |
Doanh nghiệp xin trả mỏ
Thủ tướng Chính phủ đã có quy định về việc cấm xuất khẩu quặng sắt để dành cho việc chế biến sâu trong nước. Về chủ trương, Chỉ thị này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên quốc gia và môi trường. Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện, vì các loại thuế phí khai thác quá cao, lại không có thị trường nào khác ngoài tiêu thụ nội địa, các doanh nghiệp khai thác quặng sắt đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn.
Mỏ sắt Tùng Bá của Tâp đoàn Hoà Phát quản lý, khai thác. |
Tình trạng bất cập về giá quặng sắt hiện nay mà hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực quặng sắt đều rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc đã dừng hẳn, có doanh nghiệp đã phải xin trả lại giấy phép khai thác mỏ sắt.
Điển hình, mới đây nhất, Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông thuộc tập đoàn Hoà Phát có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản mỏ sắt Tùng Bá (Hà Giang). Việc trả lại giấy phép khai thác của một công ty tư nhân là chưa có tiền lệ từ trước đến nay.
Lý do mà An Thông đưa ra xuất phát từ nhiều khó khăn mà công ty đang gặp phải và hoàn toàn chính đáng như hàm lượng sắt trong quặng thấp, chi phí khai thác quá cao, và giá quặng sắt thô thế giới giảm sâu.
Với đặc thù thân quặng có chiều dày mỏng, kéo dài và hàm lượng nghèo (chỉ khoảng 30-40% TFe) như mỏ Tùng Bá, chi phí khai thác không cạnh tranh được với các mỏ lớn trên thế giới dẫn đến thua lỗ. Đến hết năm 2015 công ty con của Hòa Phát lỗ luỹ kế 204 tỉ đồng.
Ngoài ra, theo văn bản của An Thông, chi phí khắc phục để đảm bảo môi trường quá cao; và các nghĩa vụ phí với Nhà nước phải nộp quá cao (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền sử dụng số liệu thông tin địa chất).
Theo công ty, các yếu tố trên dẫn đến tổng chi phí một tấn quặng sắt quá cao so với chi phí của thế giới, nếu tiếp tục duy trì Công ty An Thông càng khai thác, càng lỗ dẫn đến nguy cơ phá sản.
Tìm giải pháp
Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nằm ở việc doanh nghiệp khai thác quặng sắt hiện không còn thị trường đầu ra ngoài việc tiêu thụ trong nước. Số ít doanh nghiệp được phép xuất khẩu nhưng phải chịu mức thuế xuất khẩu lên tới 40%. Trước tình hình bi đát hiện nay, các doanh nghiệp khai thác quặng sắt kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép được tăng hạn ngạch xuất khẩu và giảm thuế xuất khẩu quặng sắt.
Nhiều mỏ quặng sắt đang gặp khó khăn |
Bởi lẽ, khi được tăng lượng xuất khẩu, đồng nghĩa với mở rộng thị trường, doanh nghiệp khai thác quặng sẽ không phải chịu cảnh ép giá như hiện nay. Riêng về thuế xuất khẩu quặng sắt, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm thuế suất xuống còn 5% để góp phần tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.
Hiện ngoài thuế xuất khẩu, VAT hay thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp khai thác quặng sắt còn chịu các thuế, phí khác như: phí môi trường, thuế tài nguyên, quỹ phục hồi môi trường, thuế quyền khai thác mỏ… Có thể nói, các mức thuế, phí này về cơ bản hợp lý.
Tuy nhiên, đối với các mỏ quặng nghèo (thành phần TFe 30-35%), thì các loại thuế, phí lại trở thành gánh nặng. Bởi lẽ, với các mỏ quặng nghèo, doanh nghiệp phải đầu tư dây chuyền nghiền mịn rồi mới thu được mạt sắt; đầu tư công nghệ xử lý môi trường. Chi phí cho khâu đầu tư này rất cao.
Xuất phát từ những khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đề nghị khi tính thuế, phí tại các mỏ quặng nghèo nên trừ chi phí nghiền tuyển. Hiện nay, các thuế, phí được tính trên giá sản phẩm bán ra, mà giá này chưa được tách bạch chi phí khai thác quặng và chi phí nghiền tuyển. Vì nếu tính theo cách hiện nay, càng khai thác quặng nghèo - quặng có giá trị kinh tế thấp hơn thì tiền thuế, phí càng cao. Trong khi đó, tại các mỏ ở các tỉnh như Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, có đến 80% là quặng nghèo mà nếu không được khai thác thì sẽ gây lãng phí lượng lớn tài nguyên quốc gia.
Hải Phú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35