Vi phạm lưới điện cao áp: Không thể “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!
Đà Nẵng: Sự cố điện chết người do Viettel vi phạm an toàn lưới điện | |
Giảm thiểu vi phạm hành lang lưới điện cao áp |
Giỡn với “tử thần”
Tại phố Ao Sen, Hà Đông, đang tồn tại tình trạng trạm biến áp ngoài trời bị “bủa vây” bởi một số công trình nhà ở, nhà hàng. Hiện tượng này ngang nhiên đến mức toàn bộ phần cột điện cũng nằm “lọt thỏm” phía bên trong các công trình vi phạm.
Mới đây, khi Điện lực Hà Đông tiến hành hạ cáp ngầm, cũng do “vướng” các công trình này mà phần cáp cuộn và chân đế đã không thể bó gọn vào bên trong. Người đi đường không khỏi rùng mình khi thấy những bó dây điện to, thậm chí có dây hở lõi đồng nằm lơ lửng trên cao.
Trạm biến áp Ao Sen nằm lọt thỏm giữa công trình nhà ở, nhà hàng. |
Hằng ngày đi qua khu vực này, anh Nguyễn An Nhân, một người dân sống gần khu vực cho biết, trạm điện này trước kia đã có lần xảy ra chập điện, cũng may lần đó xử lý kịp thời, không có thiệt hại về người và cháy nổ, nhưng cũng gây mất điện một thời gian ngắn.
Theo anh Nhân, lần đó, khi thợ điện đến khắc phục sự cố thì không thể lên trạm được vì toàn bộ phần chân đế đã bị lấn chiếm xây nhà kiên cố. Phải chờ đến khi xe nâng được điều tới thì sự cố mới bắt đầu được khắc phục.
Theo quy định về đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, với trạm biến áp cao thế tại Khoản b Điều 19 nêu rõ: Khoảng cách an toàn quy định là 2m đối với điện thế từ 35kV; 4m đối với điện thế 110kV; 6m đối với điện thế 220kV – khoảng cách nói trên tính từ mặt ngoài tường rào trở ra.
Thế nhưng, vi phạm nêu trên ở phố Ao Sen không phải là trường hợp cá biệt. Tương tự, trạm biến áp Chùa Bộc cũng nằm lọt thỏm bên trong ngôi nhà số 26. Ngạc nhiên hơn, tại một tòa nhà đang được thi công trên phố Cầu Giấy, đường dây cao áp lại được “bố trí” chạy xuyên qua công trình…
Thực tế này cho thấy, ở nhiều nơi, nhận thức người dân vẫn còn hạn chế, dẫn đến thờ ơ trong việc đảm bảo an toàn lưới điện. Trong khi đó, số vụ cháy có nguyên nhân bắt nguồn từ sự cố điện luôn chiếm trên 50% tổng số các vụ hỏa hoạn.
Cần sự chung tay giải quyết
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng của việc vi phạm an toàn lưới điện cao áp trên không và ngầm dưới đất, thời gian qua, UBND TP. Hà Nội đã có nhiều hoạt động chỉ đạo tuân thủ quy định của pháp luật và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
“Nếu không có sự phối hợp của địa phương, chúng tôi rất khó có thể giải quyết dứt diểm các vi phạm, ngành điện chỉ có thể phối hợp giải quyết chứ không thể tự lên phương án giải quyết. Mọi việc đều phải chờ địa phương quyết định. Trong khi đó, dù chỉ một sự cố nhỏ xảy ra, nguy cơ mất điện trên diện rộng là khá cao”. |
Tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị hóa cao, song công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát ở nhiều địa phương lại chưa sát sao chính là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý vận hành an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố gặp khó khăn.
Theo ông Đinh Tuấn Dũng - Phó Trưởng Ban An toàn, Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội - tính đến hết ngày 31.12.2015, toàn thành phố có 1.092 trường hợp vi phạm. Về an toàn lưới điện, trong đó, Tổng Công ty đã xử lý được 327 hộ, và lên kế hoạch từ nay đến hết năm 2016, phấn đấu xử lý 765 trường hợp còn lại.
Tuy nhiên, cũng theo ông Dũng, kế hoạch xử lý là như vậy, nhưng phần lớn trong số này đều là các tồn tại cũ dai dẳng, khó xử lý.
Điển hình như vi phạm tại trạm biến áp Ao Sen, phương án xử lý vi phạm đều đã được Điện lực Hà Đông đề xuất với chính quyền quận, phường. Tuy nhiên, không biết do vướng ở khâu nào, kế hoạch này cũng chưa được phê duyệt và cũng không có phản hồi.
“Nếu không có sự phối hợp của địa phương, chúng tôi rất khó có thể giải quyết dứt diểm các vi phạm, ngành điện chỉ có thể phối hợp giải quyết chứ không thể tự lên phương án giải quyết. Mọi việc đều phải chờ địa phương quyết định. Trong khi đó, dù chỉ một sự cố nhỏ xảy ra, nguy cơ mất điện trên diện rộng là khá cao” - ông Đinh Tuấn Dũng nhấn mạnh.
Có thể nhận thấy, tình hình vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố đã giảm nhiều so với những năm trước đó, nhưng diễn biến vẫn còn phức tạp.
Chúng ta không thể cứ thấy vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp là đổ hết trách nhiệm cho ngành điện lực, mà đây là vấn đề chung, phạm vi ảnh hưởng lớn. Do đó, rất cần các cấp chính quyền, trong đó đặc biệt là vai trò quản lý của địa phương để cùng vào cuộc xử lý, dứt diểm.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26