Vi phạm lưới điện cao áp: Không thể “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

10:00 | 26/04/2016
Thời gian qua, các cơ quan chức năng thành phố đã rất tích cực trong việc xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, nhưng đến nay trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tồn tại 765 trường hợp vi phạm. Đây hầu hết là những vi phạm cũ, tồn tại đã lâu, khó giải quyết dứt điểm vì sự thờ ơ của chính quyền địa phương.
vi pham luoi dien cao ap khong the biet roi kho lam noi mai Đà Nẵng: Sự cố điện chết người do Viettel vi phạm an toàn lưới điện
vi pham luoi dien cao ap khong the biet roi kho lam noi mai Giảm thiểu vi phạm hành lang lưới điện cao áp

Giỡn với “tử thần”

Tại phố Ao Sen, Hà Đông, đang tồn tại tình trạng trạm biến áp ngoài trời bị “bủa vây” bởi một số công trình nhà ở, nhà hàng. Hiện tượng này ngang nhiên đến mức toàn bộ phần cột điện cũng nằm “lọt thỏm” phía bên trong các công trình vi phạm. 

Mới đây, khi Điện lực Hà Đông tiến hành hạ cáp ngầm, cũng do “vướng” các công trình này mà phần cáp cuộn và chân đế đã không thể bó gọn vào bên trong. Người đi đường không khỏi rùng mình khi thấy những bó dây điện to, thậm chí có dây hở lõi đồng nằm lơ lửng trên cao.

vi pham luoi dien cao ap khong the biet roi kho lam noi mai
Trạm biến áp Ao Sen nằm lọt thỏm giữa công trình nhà ở, nhà hàng.

Hằng ngày đi qua khu vực này, anh Nguyễn An Nhân, một người dân sống gần khu vực cho biết, trạm điện này trước kia đã có lần xảy ra chập điện, cũng may lần đó xử lý kịp thời, không có thiệt hại về người và cháy nổ, nhưng cũng gây mất điện một thời gian ngắn.

Theo anh Nhân, lần đó, khi thợ điện đến khắc phục sự cố thì không thể lên trạm được vì toàn bộ phần chân đế đã bị lấn chiếm xây nhà kiên cố. Phải chờ đến khi xe nâng được điều tới thì sự cố mới bắt đầu được khắc phục.

Theo quy định về đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, với trạm biến áp cao thế tại Khoản b Điều 19 nêu rõ: Khoảng cách an toàn quy định là 2m đối với điện thế từ 35kV; 4m đối với điện thế 110kV; 6m đối với điện thế 220kV – khoảng cách nói trên tính từ mặt ngoài tường rào trở ra.

Thế nhưng, vi phạm nêu trên ở phố Ao Sen không phải là trường hợp cá biệt. Tương tự, trạm biến áp Chùa Bộc cũng nằm lọt thỏm bên trong ngôi nhà số 26. Ngạc nhiên hơn, tại một tòa nhà đang được thi công trên phố Cầu Giấy, đường dây cao áp lại được “bố trí” chạy xuyên qua công trình…

Thực tế này cho thấy, ở nhiều nơi, nhận thức người dân vẫn còn hạn chế, dẫn đến thờ ơ trong việc đảm bảo an toàn lưới điện. Trong khi đó, số vụ cháy có nguyên nhân bắt nguồn từ sự cố điện luôn chiếm trên 50% tổng số các vụ hỏa hoạn.

Cần sự chung tay giải quyết

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng của việc vi phạm an toàn lưới điện cao áp trên không và ngầm dưới đất, thời gian qua, UBND TP. Hà Nội đã có nhiều hoạt động chỉ đạo tuân thủ quy định của pháp luật và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

“Nếu không có sự phối hợp của địa phương, chúng tôi rất khó có thể giải quyết dứt diểm các vi phạm, ngành điện chỉ có thể phối hợp giải quyết chứ không thể tự lên phương án giải quyết.

Mọi việc đều phải chờ địa phương quyết định. Trong khi đó, dù chỉ một sự cố nhỏ xảy ra, nguy cơ mất điện trên diện rộng là khá cao”.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị hóa cao, song công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát ở nhiều địa phương lại chưa sát sao chính là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý vận hành an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố gặp khó khăn.

Theo ông Đinh Tuấn Dũng -  Phó Trưởng Ban An toàn, Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội - tính đến hết ngày 31.12.2015, toàn thành phố có 1.092 trường hợp vi phạm. Về an toàn lưới điện, trong đó, Tổng Công ty đã xử lý được 327 hộ, và lên kế hoạch từ nay đến hết năm 2016, phấn đấu xử lý 765 trường hợp còn lại.

Tuy nhiên, cũng theo ông Dũng, kế hoạch xử lý là như vậy, nhưng phần lớn trong số này đều là các tồn tại cũ dai dẳng, khó xử lý.

Điển hình như vi phạm tại trạm biến áp Ao Sen, phương án xử lý vi phạm đều đã được Điện lực Hà Đông đề xuất với chính quyền quận, phường. Tuy nhiên, không biết do vướng ở khâu nào, kế hoạch này cũng chưa được phê duyệt và cũng không có phản hồi.

“Nếu không có sự phối hợp của địa phương, chúng tôi rất khó có thể giải quyết dứt diểm các vi phạm, ngành điện chỉ có thể phối hợp giải quyết chứ không thể tự lên phương án giải quyết. Mọi việc đều phải chờ địa phương quyết định. Trong khi đó, dù chỉ một sự cố nhỏ xảy ra, nguy cơ mất điện trên diện rộng là khá cao” - ông Đinh Tuấn Dũng nhấn mạnh.

Có thể nhận thấy, tình hình vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố đã giảm nhiều so với những năm trước đó, nhưng diễn biến vẫn còn phức tạp.

Chúng ta không thể cứ thấy vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp là đổ hết trách nhiệm cho ngành điện lực, mà đây là vấn đề chung, phạm vi ảnh hưởng lớn. Do đó, rất cần các cấp chính quyền, trong đó đặc biệt là vai trò quản lý của địa phương để cùng vào cuộc xử lý, dứt diểm.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này