Bất cập nhìn từ những công trình dân sinh kém hiệu quả

Vì đâu nên nỗi?

Những công trình dân sinh không phát huy hiệu quả, chưa tương xứng với số tiền đầu tư, bỏ hoang gây lãng phí, gây bức xúc trong nhân dân. Thực tế, nguyên nhân cơ bản là do ngành chức năng và chính quyền tại các địa phương đã không tính toán, khảo sát kỹ lưỡng trước khi xây dựng. Mặt khác, hầu hết các công trình đều sử dụng nguốn vốn ngân sách Nhà nước nên các đơn vị quản lý cấp cơ sở rất thờ ơ trong việc sử dụng, vận hành và quản lý công trình.
vi dau nen noi 72183 Kỳ 1: Lãng phí từ những công trình “ngủ quên”
vi dau nen noi 72183 Hà Nội: Đầu tư nâng cấp ba bệnh viện thuộc thành phố

Tìm nguyên nhân để khắc phục

Như đã đề cập ở bài trước, 2 trạm cấp nước tưới phục vụ cho vùng quy hoạch rau ở xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) có tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng. Số tiền đầu tư được trích từ nguồn kinh phí của TP Hà Nội và UBND huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, cao điểm trạm cũng chỉ cung cấp được nước tưới cho khoảng 30ha rau màu, chiếm chưa được ½ công suất thiết kế.

vi dau nen noi 72183
Trạm cung cấp nước sạch tại thôn Bảo Lộc thuộc xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ)

Đáng nói, thời kỳ 2009-2011, Thụy Hương từng được xem là lá cờ đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, là mô hình điểm của Trung ương. Năm 2015, địa phương này chính thức được công nhận xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới với nhiều mô hình phát triển sản xuất như: HTX hoa cây cảnh, HTX rau an toàn, HTX cây ăn quả, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dẫn như vậy để thấy rằng, để lãng phí công trình tưới tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp ở một “mô hình điểm”, trách nhiệm trước hết thuộc về cấp cơ sở.

Theo ông Trần Ngọc Thông - Chánh Văn phòng UBND huyện Chương Mỹ, từ năm 2017, UBND huyện Chương Mỹ đã nhận được những phản ánh liên quan. Phía UBND cấp xã cũng đã có văn bản báo cáo lên UBND huyện. Trao đổi sâu hơn, ông Thông cho biết, trạm cung cấp nước tưới ở xã Thụy Hương được xây dựng với mục đích cung cấp nước tưới phục vụ các dự án trồng rau, hoa và nhu cầu nước tưới của người dân.

vi dau nen noi 72183
Một sô hạng mục của trạm cung cấp nước tưới ở xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Đ. Luyện

Trạm do chính quyền cơ sở trực tiếp tiếp nhận bàn giao và chỉ đạo quản lý. Trong quá trình đưa vào sử dụng, chính quyền cơ sở có thành lập ban quản lý nhưng quản lý không hiệu quả. Đồng thời nguồn thu không có, nhu cầu của người dân lại khác nhau. Để tìm và tháo gỡ khó khăn trong vấn đề quản lý và vận hành công trình trên, Chánh Văn phòng UBND huyện Chương Mỹ đề nghị phóng viên tiếp tục trở lại cơ sở.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của đại diện UBND huyện, sau nhiều lần phóng viên liên hệ làm việc với Chủ tịch và các Phó chủ tịch xã Thụy Hương thì đều chỉ nhận được sự bất hợp tác, khất lần và thoái thác trách nhiệm.

Cần nói lại, ở thời điểm tháng 11/2017, khi tìm hiểu về hạng mục công trình kém hiệu quả này, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Thắng - Chủ tịch UBND xã Thụy Hương thay vì xem xét trách nhiệm quản lý thì lại đẩy hoàn toàn trách nhiệm về phía người dân. Chủ tịch UBND xã Thụy Hương cho rằng, việc để trạm nước lãng phí chủ yếu xuất phát từ ý thức người dân.

“Ai bảo bỏ hoang, dân sử dụng thì mới bơm chứ dân không sử dụng thì bơm làm gì. Dân muốn sử dụng thì phải mất tiền điện thì lúc đó mới bơm. Dân phải nộp tiền thì mới cung ứng nước chứ không thể cho không được” – ông Thắng quả quyết. Trả lời những băn khoăn đến việc sớm tìm ra giải pháp đưa các trạm nước vào vận hành, tránh lãng phí như hiện tại, Chủ tịch UBND xã Thụy Hương khẳng định: “Để trạm như vậy làm sao gọi là lãng phí được bởi bây giờ không dùng thì sau này phải dùng. Sông còn hết nước nữa là…”

Cần những giải pháp đồng bộ

Cũng là câu chuyện quản lý và vận hành, nhưng ở công trình nước sạch tại thôn Bảo Lộc thuộc xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ), mặc dù chính quyền sở tại tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động nhưng lại phải đối mặt với sự thờ ơ của chính đối tượng sử dụng là người dân. Theo tìm hiểu, trạm nước tại thôn Bảo Lộc được hoàn thành và giao cho HTX Nông nghiệp Võng Xuyên quản lý, khai thác từ tháng 8/2011.

Tuy sống cạnh công trình nước sạch tiền tỷ, nhưng nhiều người dân vẫn đang hàng ngày, hàng giờ sử dụng nguồn nước giếng khoan ô nhiễm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Đáng nói, khi công trình bị bỏ hoang, người dân không có nước sử dụng đã đành, hiện công trình đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoạt động trở lại, sẵn sàng cung cấp nước sạch thì người dân lại thờ ơ.

Được biết, một trong những nguyên nhân chính khiến người dân chưa sử dụng nguồn nước của trạm cấp nước là do công trình không hoạt động nhiều năm, người dân quen sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước mưa. Nhiều hộ dân cũng đã đầu tư công nghệ lọc hiện đại nên chưa muốn bỏ. Trong khi đó, nếu sử dụng nguồn nước từ trạm cấp thì phải… mất tiền mua.

“Hầu hết các hộ dân trong thôn hiện vẫn dùng nước mưa để nấu ăn, còn nước giếng khoan để tắm giặt, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình hiện cũng đầu tư thêm công nghệ lọc, nguồn nước bảo đảm hơn nên chúng tôi không dùng nguồn nước của trạm”- Ông Trần Văn L (thôn Bảo Lộc) cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Việt (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ nước sạch Tuấn Minh), để khôi phục lại trạm nước cũ trước khi mở rộng ra trên địa bàn toàn xã, bước đầu công ty đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để thay 2.400m đường ống từ đường ống chính vào nhà các hộ dân, lắp đặt lại hơn 700 đồng hồ đo nước, 1 tủ biến tần để bảo đảm áp suất nước ổn định...

“Trong quá trình tiếp nhận, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất, sau khi trạm nước cũ dừng hoạt động, người dân mất niềm tin về việc cung cấp nước sạch nên khi khôi phục lại, người dân mất rất nhiều thời gian để nghe ngóng rồi mới sử dụng lại nước của bên mình. Thứ hai, chúng tôi cũng đang khó khăn về vốn vay và mặt bằng để mở rộng trạm cấp nước theo chủ trương chấp thuận đầu tư của UBND TP Hà Nội” - ông Việt chia sẻ.

Được biết, theo quy định thực hiện dự án khôi phục trạm cấp nước, các doanh nghiệp phải có đủ 20% số vốn, 80% số vốn còn lại là vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, các dự án nước sạch tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng là cực kỳ khó khăn. Bởi các tài sản đầu tư cũng như trạm nước không thể mang đi thế chấp được.

Còn tài sản của doanh nghiệp cũng như của các cổ đông thì không đủ lớn để có thể mang đi thế chấp nhằm huy động nguồn vốn lớn để thực hiện dự án kịp tiến độ. “Để khôi phục hoàn toàn, dự kiến giai đoạn 2, công ty đang cố gắng phấn đấu hoàn thành xong trong năm 2018. Đây cũng là bài toán nan giải.

Trong đó kể cả quỹ hỗ trợ của thành phố, công ty cũng đã nhiều lần gửi văn bản mà không tiếp cận nổi. Về phía thành phố, trong những năm qua đã mở rất nhiều cuộc họp và chỉ đạo quyết liệt vấn đề sử dụng nước sạch nông thôn. Đối với huyện và xã, các đồng chí lãnh đạp cũng hết sức ủng hộ, chỉ đạo, vận động các đoàn thể, cụm dân cư, chi bộ phải gương mẫu trong việc sử dụng nước sạch.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mới có khoảng 35% trong tổng số 1.200 hộ dân thôn Bảo Lộc sử dụng nước của trạm. Trong hai tháng trở lại đây, số hộ gia đình sử dụng nước cũng đã tăng lên đáng kể” - Giám đốc Công ty nước sạch Tuấn Minh cho biết.

Để công trình dân sinh sớm khôi phục và đạt 100% công suất như quy hoạch dự kiến, theo lãnh đạo UBND xã Võng Xuyên thì cần tích cực triển khai những giải pháp đồng bộ. Ông Nguyễn Văn Thắng (Phó Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên) cho biết, chính quyền xã đang tích cực vận động, tuyên truyền người dân từ bỏ thói quen cũ để sử dụng nguồn nước của trạm cấp nước bởi hiện nay, nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi, xả thải thẩm thấu xuống đất. “Còn về trạm y tế cơ sở 1 hiện ngưng hoạt động, UBND xã cũng đã làm tờ trình lên UBND huyện để xem xét và giải quyết” – ông Thắng chia sẻ.

Mong rằng, với sự vào cuộc quyết tâm, đồng bộ từ các cơ quan chức năng, những công trình dân sinh này sẽ phát huy đúng giá trị chứ không phải chỉ là công trình biểu tượng, lãng phí, trái ngược với những trông mong của người dân.

Đ. Luyện -P.Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động