Về “thủ phủ” sản xuất nước rửa bát 3 không
Thâm nhập cơ sở pha chế
Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện một loại nước rửa bát 3 không (không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, không công bố chất lượng sản phẩm). Theo tìm hiểu, loại nước rửa bát này có đủ loại từ xanh, đỏ, vàng, nhờ nhợ, đựng trong những chai phế liệu bằng nhựa, bày bán nhan nhản khắp các khu chợ quê, đến đường phố Hà Nội.
Nếu để ý, có thể phát hiện thấy những chai nước rửa bát này xuất hiện trong nhiều hộ gia đình, nhà hàng, bếp ăn của công ty và khu công nghiệp. Khảo sát tại phố Hàng Gà và nhiều khu phố khác ở Hà Nội, chúng tôi thấy nhiều cửa hàng bày bán công khai loại dung dịch rửa bát này. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, “thủ phủ” sản xuất nước rửa bát rởm là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Từ thông tin có được, chúng tôi đã tìm đến tận nơi, thâm nhập vào các cơ sở sản xuất nước rửa bát rởm ở nơi đây. Nhìn bề ngoài thị trấn Thổ Tang khang trang, nhộn nhịp với nhiều ngôi nhà cao tầng kiên cố, đường cái trải nhựa, bê tông rộng thênh thang, xe cộ từ khắp các tỉnh thành tấp nập vào ra. Sự giàu có ở Thổ Tang, rất khác biệt so với các địa phương xung quanh. Nhiều người cho rằng, sự giàu có nhanh chóng của Thổ Tang, chủ yếu xuất phát từ việc sản xuất hàng giả, hàng nhái. Trong đó, phải kể đến mawặt hàng nước rửa bát. Loại nước rửa bát này có người dùng vào việc tẩy rửa công nghiệp, nhưng cũng có không ít người tận dụng vào việc rửa chén bát.
Trong vai một người đi tìm nguồn cung cấp nước rửa chén giá rẻ cho các khu công nghiệp, tôi đã tiếp cận được một cơ sở chuyên sản xuất nước tẩy rửa chưa được chứng nhận về độ an toàn ở thị trấn Thổ Tang. Trong một con ngõ nhỏ, chủ cơ sở pha chế nước rửa bát là người phụ nữ tên Hiểu đang cùng mấy công nhân múc một loại dung dịch giống nước rửa bát cho vào chai loại 5 lít. Theo quan sát của chúng tôi, tại cơ sở này có rất nhiều vỏ chai dầu ăn, loại 5 lít, can loại 10 – 20 lít, thau chậu, thùng phuy đựng đầy nước rửa bát pha bằng hóa chất.
57057
Khi biết chúng tôi có nhu cầu mua nước rửa bát giá rẻ, dùng trong khu công nghiệp lớn, bà Hiểu tỏ vẻ nhiệt tình. Bà thành thật cho biết: Nhà tôi làm nghề pha nước rửa bát được hơn chục năm nay. So với cơ sở pha chế khác trong làng, nhà tôi bán rẻ nhất. Giá mỗi chai 5 lít chỉ 25. 000 đồng (cơ sở khác giá từ 28. 000 – 30. 000 đồng). Nếu mua số lượng lớn và thường xuyên thì giá có thể giảm thêm một chút.
Cũng theo bà Hiểu, để sản xuất ra loại nước rửa bát như kiểu này không quá khó và cũng không mất quá nhiều thời gian. Chỉ cần trộn lẫn một số chất hóa học với nhau, để khoảng chừng nửa tiếng đồng hồ là hỗn hợp trở thành một hợp chất y chang nước rửa bát thông thường. Theo bà Hiểu, bà đã dùng 4 loại hoá chất gồm: Chất tẩy, chất tạo bọt, chất làm đặc, chất tạo màu. Còn lượng hoá chất như thế nào cũng phải có công thức. Việc mua hóa chất thì không khó, ngoài chợ hoặc các cửa hàng tạp hoá ở chợ Thổ Tang không thiếu.
Việc tiêu thụ loại nước rửa bát này thì đã có chồng bà Hiểu lo. “Hầu như ngày nào chồng tôi cũng chở nước rửa bát đi rao tại các nhà hàng lớn, các công ty, khu công nghiệp ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Trên Lào Cai, Yên Bái người ta cũng xuống lấy. Chú tính, một công ty có hàng nghìn người, ăn uống nhiều, nếu dùng loại nước rửa chén thông thường thì dùng bao nhiêu cho đủ, người ta tiết kiệm hoặc ăn bớt bằng cách mua nước rửa bát tự pha chế, bởi giá chỉ bằng 1/3 loại nước rửa bát thường”, bà Hiểu nói.
Nước rửa bát rởm nhan nhản người đường
Theo khảo sát của chúng tôi, để mua được loại nước rửa bát trên không khó, vì nó được bày bán nhan nhản và công khai tại một số tuyến đường ở Hà Nội, Vĩnh Phúc. Còn tại Phú Thọ, dọc tuyến đường từ cầu Việt Trì hướng lên các tỉnh miền núi Tây Bắc cũng được bày bán không ít.
Rất dễ để có thể nhận ra loại nước rửa bát này, bởi nước có màu xanh, màu vàng, đỏ nhưng có mùi hôi y như mùi xăng và được đựng trong chai 5 lít. Dù đã dán mác mới, song cơ sở sản xuất vẫn không thể che giấu được nhãn hiệu trên cổ chai dầu ăn cũ.
Chị Huyền, chủ một cửa hàng bán nước rửa bát trên cung đường này cho biết: “Đây là loại dung dịch hỗn hợp các chất hoá học do một số cơ sở dưới thị trấn Thổ Tang tự pha chế rồi mang lên đây rao bán. Còn có độc hay không thì chúng tôi chịu. Chả biết hàm lượng độc tố thế nào nhưng được cái rẻ. Bỏ ra 30 nghìn, có ngay 1 chai 5 lít. Dùng thoải mái cả tháng không hết”.
Được biết, người đến mua lẻ nước rửa bát ở đây rất ít. Chỉ những ai đi qua, thấy tiện đường thì mua. Còn lại, chủ yếu là các mối lái trên vùng cao xuống mua. Mua về, họ san ra, đóng vào chai nhỏ, dán nhãn mác nhái theo một số loại có uy tín rồi tung ra thị trường. “Một chai nước rửa bát thông thường khoảng 4 lít, được bán với giá 95 nghìn đồng thì ở đây, một chai 5 lít chỉ có giá 30 nghìn đồng. Một bài toán đơn giản người ta có thể tính được lời lãi như thế nào”, chị Huyền tính toán.
Với nhiều người tiêu dùng, không phải ai cũng hiểu hết thành phần hoá học có trong chai nước rửa bát thông thường chứ chưa nói đến những loại nước tẩy rửa trôi nổi ngoài thị trường. Với nước rửa chén thông dụng, nhiều nhà nghiên cứu về vệ sinh an toàn thực phẩm đã có cảnh báo. Nhiều người lầm tưởng nước rửa chén không gây hại nên rửa xong chỉ tráng lại qua loa.
Trao đổi với phóng viên, Trưởng Phòng nghiệp vụ, Chi cục VSATTP tỉnh Vĩnh Phúc, cho rằng: Người sử dụng nên cẩn thận với nước rửa bát tự pha chế trôi nổi ngoài thị trường. Trong nước rửa chén tự pha có chất tẩy rửa và các chất hoá học khác có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng, thậm chí là gây ngộ độc nếu hàm lượng độc tố cao.
Theo một số chuyên gia, nước rửa bát được chia làm hai loại, một loại từ chất hữu cơ, một loại làm từ chất hóa học bao gồm hoạt chất có tính kiềm (Na2SO3, NaOH, Na3SO4…) pha trộn với chất tạo đặc, chất tạo mùi và phẩm màu công nghiệp. Trong đó, nước rửa bát từ chất hữu cơ được Bộ Y tế chấp nhận. Còn nước rửa bát sử dụng chất hóa học thì không. Cũng theo một số chuyên gia, nếu ăn phải thức ăn đựng trong bát đĩa sử dụng nước rửa bát hóa học, chất Natri hiđro xít sẽ ăn mòn miệng, tác động xấu đến dạ dày, làm chức năng hệ men tiêu hóa giảm, gây viêm da… Trong trường hợp sử dụng lâu, thường xuyên, chất độc hại sẽ tích tụ, dễ gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ngoài ra, việc sử dụng phẩm màu công nghiệp trong việc pha chế nước rửa bát, rất dễ gây ngộ độc cho người dùng. |
Tuấn Nghĩa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34