Về thăm Kẻ Vẽ hôm nay
Đông Ngạc hiện nay còn giữ được nhiều ngôi nhà cổ có thời gian xây dựng từ trên 100 năm. Nhiều ngôi nhà gỗ được làm theo kiểu cổ với kẻ tiền, bẩy hậu, cửa bức bàn được đục đẽo, chạm trổ công phu chứng tỏ người dân Đông Ngạc đã sinh sống trên mảnh đất này rất lâu đời và có ý thức sâu sắc về bảo tồn làng cổ ngay trên đất Thủ đô đang có tốc độ đô thị hóa cao.
Ấn tượng của làng Đông Ngạc với du khách là những cổng làng. Hầu hết những cổng làng, cổng ngõ ở Đông Ngạc đều có hai ngọn bút tháp vươn cao thể hiện tinh thần hiếu học. Sự ham học của những người con Đông Ngạc đã trở thành giai thoại. Ví như giai thoại về bảng nhãn Phạm Quang Trạch. Từ nhỏ cụ Trạch đã rất chăm học. Bởi thế, hết thảy các gốc cau trong vườn đều nhẵn bóng do cụ ngày đêm qua lại đọc sách vịn tay vào. Đến mùa đông, đêm ngồi học, cụ lấy khăn vải tẩm nước đặt lên đùi cho lạnh để không ngủ gật. Người dân Đông Ngạc không những học cao mà còn chú tâm rèn giũa đạo đức làm người. Người Đông Ngạc mặc dù nghèo khó, áo the vai bạc, quần nước cháo lòng, nhưng lúc nào cũng giữ phong thái thung dung, ăn nói khiêm nhường, mực thước.
58424
5 dòng họ lớn trong làng gồm: Phạm, Hoàng, Phan, Đỗ, Nguyễn đều là những dòng họ có người học hành và đỗ đạt cao, với 01 thái học sinh, 01 bảng nhãn, 02 Hoàng giáp, 14 đồng tiến sĩ, 02 phó bảng nho học, 06 vị đỗ vọng (nghĩa là các cụ tham gia kỳ thi hội chỉ vào đến tam trường nhưng nổi tiếng là hịền tài nên cũng được coi là tiến sĩ). Đó là niềm tự hào và tấm gương sáng cho con cháu đời sau noi theo.
Ông Nguyễn Văn Phú, tổ trưởng tổ dân phố Đông Ngạc cho biết, hầu hết các dòng họ lớn trong làng đều có nguồn gốc từ đất Ái Châu, Thanh Hóa. Cuộc sống ngày xưa khốn khó nên các cụ đều chăm chỉ theo nghiệp đèn sách. Đông Ngạc thời cổ có tên nôm là làng Đống Ếch vì giai thoại trong làng có nhiều học trò đọc sách râm ran như tiếng ếch kêu. Tính đến nay, số người có học vị tiến sĩ là người gốc Đông Ngạc đã lên tới gần 100 người. Số học sinh đỗ đại học của Đông Ngạc mỗi năm cũng không ngừng tăng lên. “Các cụ xưa cho rằng làng phong thủy đẹp, nhưng điều quan trọng là bởi người dân, con cháu trong làng luôn giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của cha ông”, ông Phú chia sẻ.
Được biết, mỗi gia đình, dòng họ ở Đông Ngạc đều xây dựng quỹ khuyến học để hàng năm tổ chức trao thưởng cho các học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Cha mẹ nào cũng quan tâm, động viên con cháu học hành đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, không phải có quỹ khuyến học này mà các con, các cháu của làng mới cố gắng vươn lên. Quan trọng nhất là nhằm nhắc nhở các thể hệ mai sau của làng giữ vững và tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, xây dựng quê hương đất nước.
Lê Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32