Vệ sinh ATTP thức ăn đường phố: Bao giờ thực sự đảm bảo?
Thành lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Trung thu | |
Thức ăn lề đường và nguy cơ về an toàn thực phẩm |
Kiểm nhiều, phạt ít
Là người quản lý khu vực, ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm - Hà Nội) cho biết, phường Hàng Buồm là địa bàn đông dân, thường xuyên tập trung các hoạt động văn hóa nghệ thuật và ẩm thực do vậy kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố rất phát triển.
Nhiều cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố còn vi phạm quy định về công tác bảo đảm ATVSTP. |
Tính tới thời điểm hiện tại trên địa bàn phường có 128 cơ sở kinh doanh thực phẩm, hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách nước ngoài đến lưu trú và du lịch. Cũng theo đại diện phường Hàng Buồm, đến nay 100% cơ sở đã ký cam kết đảm bảo ATTP. Trong năm 2017, tổ kiểm tra liên ngành và các tổ giám sát ATTP của phường đã tiến hành kiểm tra 684 lượt cơ sở, xử phạt 9 cơ sở với số tiền gần 6 triệu đồng, nhắc nhở 62 cơ sở.
Tuy nhiên công tác ATTP của phường vẫn còn một số khó khăn như: Do kinh doanh trên địa bàn phố cổ, mặt bằng chật chội nên còn có cơ sở chưa đáp ứng đủ được 10 tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); Kiến thức người kinh doanh còn nhiều hạn chế chưa tự giác thực hiện; Việc thay đổi chủ kinh doanh thường xuyên nên khó khăn cho việc quản lý.
Đặc biệt, ông Thắng cũng bày tỏ quan điểm để kiểm soát tốt ATTP, cần ý thức, trách nhiệm từ cả 3 bên như ngành chức năng, người kinh doanh và cả người tiêu dùng. Trong đó, ATTP thức ăn đường phố cũng phụ thuộc rất nhiều vào lương tâm của người bán hàng. Vì một lẽ, thức ăn đường phố bày bán ở mọi nơi, mọi lúc, lại thường xuyên thay đổi chủ kinh doanh nên các cơ quan chức năng khó kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ được.
Tương tự, theo ông Nguyễn Đức Viên, Trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy, đề nghị lên Thành phố cần hướng dẫn phân cấp quản lý về ATTP triệt để hơn nữa để đảm bảo công tác VSATTP. Đối với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, 9 tháng đầu năm UBND quận Cầu Giấy thành lập 42 Đoàn kiểm tra liên ngành, Chủ tịch, PCT UBND quận, phường trực tiếp đi kiểm tra.
Qua đó xử phạt: 829/2008 cơ sở được kiểm tra, với số tiền 2.546.750.000 đồng; tiêu hủy hàng hóa trị giá 606.543.000 đồng và đình chỉ hoạt động 25 cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tế công tác ATTP vẫn còn gặp nhiều khó khăn như phần lớn các phường giao nhiệm vụ công tác ATTP cho Trạm Y tế phường nên dễ dẫn tới tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, do Cầu Giấy là quận đông dân, có mật độ dân số đông, tốc độ đô thị hóa nhanh tuy nhiên trình độ dân trí chưa đồng đều, nhận thức của người dân về ATTP chưa cao, di biến động dân lớn do đó công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn còn gặp nhiều thách thức.
Khi cơ sở kinh doanh chưa ý thức chấp hành
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền khẳng định, quản lý ATTP đối với dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố là nội dung thường xuyên, trọng tâm trong công tác ATTP của TP Hà Nội. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra trong việc quản lý ATTP nói chung và ATTP trong ăn uống và thức ăn đường phố nói riêng. Cần quán triệt cho người tham gia các dịch vụ kinh doanh thực phẩm, trong đó có dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố, trước khi tham gia vào lĩnh vực này phải cam kết thực hiện trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo ATTP. Đồng thời, các cơ quan chức năng nên đổi mới và cải cách trong việc cấp phép các thủ tục cấp chứng nhận về ATTP, đặc biệt là đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực ATTP. |
Phát biểu tại Hội thảo “Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại Hà Nội”, diễn ra mới đây, ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội cho biết, trên địa bàn Thành phố có khoảng 26.609 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó đa số là cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn chín, 5.218 cơ sở thức ăn đường phố. Hàng năm, các đoàn kiểm tra giám sát trung bình 110.000 lượt cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, số cơ sở đạt tiêu chí ATTP đạt trên 80%.
Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai thí điểm quản lý, kiểm soát ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Nhìn nhận về mặt được của mô hình này, ông Tụ cho rằng, quá trình triển khai công tác quản lý ATTP dịch vụ ăn uống đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, có tới 99% cơ sở ký cam kết đảm bảo ATTP. 80% cơ sở đạt điều kiện về cơ sở vật chất và đảm bảo các tiêu chí ATTP. Đồng thời, chương trình này góp phần nâng cao nhận thức vai trò quản lý, kiểm soát của chính quyền cơ sở đối với việc đảm bảo ATTP.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tụ, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác đảm bảo ATTP còn nhiều tồn tại, quản lý vô cùng khó khăn. Đó là vì các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố di động, bán di động nên khó kiểm soát. Có đến 16,5% cơ sở kinh doanh thực phẩm chưa đạt các điều kiện ATTP. Đáng lo ngại là nhiều cơ sở chưa quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Có những cơ sở cố định không đảm bảo về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường, diện tích chật hẹp, sử dụng chung với gia đình sinh hoạt, gây lấn chiếm vỉa hè. Còn các cơ sở bán hàng rong không đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh, vẫn còn tình trạng bán hàng cạnh cống rãnh ô nhiễm.
Mặt khác, theo ông Tụ một số chính quyền địa phương chưa quan tâm thường xuyên, còn nể nang trong công tác quản lý, xử phạt vi phạm chưa nghiêm. Đặc biệt, ý thức thực hành vệ sinh của người chế biến còn hạn chế, ý thức một bộ phận người tiêu dùng còn dễ dãi, đơn giản trong lựa chọn cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Từ thực tiễn công tác quản lý thức ăn đường phố của Hà Nội, ông Tụ cho rằng Thành phố cần có quy hoạch các tuyến phố kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống bảo đảm các quy định về nước sạch, về các tiêu chí theo quy định của Luật ATTP.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38